Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cà Mau Gian Nan Đường Phát Triển Tôm Công Nghiệp

Cà Mau Gian Nan Đường Phát Triển Tôm Công Nghiệp
Ngày đăng: 20/10/2014

Mở hướng phát triển bền vững

Cà Mau là tỉnh đứng đầu cả nước về diện tích, sản lượng và kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản. Tuy nhiên, theo khảo sát, sau thu hoạch tôm nuôi hầu hết sản phẩm đều bán qua thương lái thu gom. Sau đó thương lái mới bán lại cho doanh nghiệp với giá cao hơn để hưởng chênh lệch giá.

Trong khi đầu vào cho sản xuất từ con giống đến thức ăn, thuốc thú y thuỷ sản và các loại chế phẩm sinh học... từ doanh nghiệp xuống đại lý các cấp mới đến tay người nuôi nên giá thành tăng cao. Từ đó, lợi nhuận sản xuất của người nuôi tôm bị teo tóp dần do thiếu sự liên kết trong sản xuất.

Thiếu đủ thứ

Ông Trần Văn Của, người nuôi tôm công nghiệp có nhiều kinh nghiệm và thành công ở xã Trần Phán, huyện Ðầm Dơi (Cà Mau), nhận định, sự liên kết "bốn nhà" là rất cần thiết để bảo đảm lợi ích của các bên khi tham gia sản xuất, nhất là mỗi khi thị trường biến động. Ðặc biệt, trong sản xuất cần có sự liên kết để chủ động trước những diễn biến thời tiết, dịch bệnh và đầu ra cho sản phẩm.

Ông Nguyễn Văn Hiền, nuôi tôm công nghiệp ở xã Thạnh Phú, huyện Cái Nước, phân tích: “Hiện nay nhu cầu lớn nhất của người nuôi tôm không chỉ là con giống chất lượng mà có một sự liên kết chặt chẽ giữa những người nuôi tôm, người nuôi tôm với doanh nghiệp và người nuôi tôm với ngành chức năng.

Bởi hầu hết các hộ nuôi tôm công nghiệp đều có xét nghiệm tôm giống trước khi thả nuôi, nhưng sau một thời gian thả nuôi tôm vẫn bị chết. Như vậy, tôm chết do nguồn nước ô nhiễm. Nguyên nhân của việc ô nhiễm nguồn nước là do hệ thống thuỷ lợi chưa đồng bộ khiến cho dòng chảy chưa được thông thoáng.

Mặt khác, thiếu sự liên kết trong sản xuất nên có tình trạng khi tôm bệnh thì bơm xả thải trực tiếp ra sông, người kia lại bơm vào khiến tình hình dịch bệnh càng lây lan nhanh, không thể kiểm soát”.

Ông Hiền phân tích thêm: “Trước nguồn nước bị ô nhiễm như hiện nay, người nuôi tôm hạn chế sử dụng thuốc mà chuyển sang sử dụng các loại chế phẩm sinh học thân thiện với môi trường, giúp việc nuôi tôm an toàn hơn. Ngoài ra, nuôi tôm bằng chế phẩm sinh học, chi phí sản xuất giảm từ 10-20% so với cách nuôi thông thường.

Tôm được nuôi bằng phương pháp này ít bị bệnh, phát triển nhanh, thịt tôm sạch, năng suất và lợi nhuận cao. Với cách nuôi này, vụ tôm vừa qua với 2,5 ha đầm nuôi, tôi thu trên 4 tấn tôm, lãi trên 100 triệu đồng”.

Cần nhiều giải pháp

Ðể giải quyết những bất cập đó, UBND tỉnh chỉ đạo Sở NN&PTNT xây dựng đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, đang trong giai đoạn hoàn chỉnh. Trong đó, đề án xác định là tiếp tục rà soát, điều chỉnh bổ sung hợp lý tất cả các quy hoạch sản xuất của ngành theo hướng phát triển mạnh các đối tượng sản xuất chủ lực của tỉnh, các đối tượng có lợi thế cạnh tranh, đồng thời cũng quan tâm phát triển tốt các đối tượng truyền thống của địa phương tương xứng với tiềm năng và điều kiện của tỉnh, nhằm phát triển theo hướng giá trị gia tăng và đảm bảo yếu tố bền vững.

Sau khi quy hoạch được phê duyệt, các cơ quan chức năng sẽ tiến hành công bố công khai cho dân biết để thực hiện và kiểm tra việc tuân thủ quy hoạch của người dân. Ðồng thời, rà soát lại hạ tầng thuỷ lợi, điện để có kế hoạch điều chỉnh đầu tư phù hợp, nhằm phục vụ tốt nhu cầu sản xuất. Tăng cường công tác tập huấn kỹ thuật nuôi tôm cho người dân, bảo đảm người dân phải nắm được các kiến thức cơ bản về nuôi tôm.

Huy động nhiều nguồn vốn khác nhau, đầu tư hạ tầng cho vùng nuôi. Tăng cường công tác quản lý môi trường vùng nuôi, phòng chống dịch bệnh trên tôm nuôi. Quản lý nâng cao chất lượng tôm giống và các vật tư đầu vào phục vụ cho nuôi tôm.

Trong thời gian tới, ngành chức năng sẽ tổ chức liên kết trong chuỗi sản xuất, gắn doanh nghiệp với vùng nuôi (doanh nghiệp chế biến, doanh nghiệp sản xuất giống, doanh nghiệp cung ứng thuốc, thức ăn…) để giảm chi phí trong sản xuất, ổn định đầu ra cho sản phẩm, gia tăng lợi nhuận. Tăng cường công tác chỉ đạo, quản lý của các ngành, địa phương, cử lực lượng cán bộ kỹ thuật cơ sở bám sát vùng nuôi để kịp thời nắm tình hình và xử lý các tình huống phát sinh, phục vụ tốt nhất cho sản xuất.


Có thể bạn quan tâm

445 Triệu Đồng Trồng Bần Chắn Sóng 445 Triệu Đồng Trồng Bần Chắn Sóng

Chi cục Kiểm lâm tỉnh Trà Vinhh phối hợp cùng Sở Khoa học và Công nghệ đã triển khai dự án trồng thử nghiệm 1.134 cây bần chua trên diện tích 4,2 công tại bờ biển xã Hiệp Thạnh, huyện Duyên Hải với kinh phí 445 triệu đồng. Đề tài thử nghiệm trồng bần chua tại xã Hiệp Thạnh đã được sự đồng thuận và hưởng ứng của bà con ven biển, bởi loài cây có khả năng sinh trưởng phát triển tốt trên những bãi bùn, đất mềm.

27/11/2014
Huyện Cẩm Thủy Cải Tạo 641 Ha Vườn Tạp Huyện Cẩm Thủy Cải Tạo 641 Ha Vườn Tạp

Huyện Cẩm Thủy có 1.381,91 ha vườn. Trước đây việc sử dụng đất vườn của các hộ dân chưa phù hợp, còn trồng nhiều loại cây tạp, hiệu quả kinh tế thấp.

23/06/2014
Hơn 28 Ha Rừng Phòng Hộ Chết Khô Chưa Rõ Nguyên Nhân Hơn 28 Ha Rừng Phòng Hộ Chết Khô Chưa Rõ Nguyên Nhân

Trà Vinh hiện có hơn 340 hecta rừng Phi lao phòng hộ ven biển, nằm trên địa bàn các xã: Trường Long Hòa, Hiệp Thạnh, Dân Thành, Đông Hải của huyện Duyên Hải và Mỹ Long Nam của huyện Cầu Ngang. Hiên nay hơn 28 hecta rừng phi lao tại xã Đông Hải, huyện Duyên Hải đang bị chết khô mà vẫn chưa xác định được nguyên nhân cụ thể và cách phòng trị.

27/11/2014
Những Mô Hình Làm Thay Đổi Cách Nghĩ, Cách Làm Cho Người Nông Dân Những Mô Hình Làm Thay Đổi Cách Nghĩ, Cách Làm Cho Người Nông Dân

Với cách làm nêu trên, thời gian qua huyện Quang Bình đã có những "bước đi" rất quyết đoán trong việc lãnh, chỉ đạo người nông dân phát triển sản xuất dựa trên những thế mạnh sẵn có của vùng theo mô hình cánh đồng mẫu "5 cùng", gồm: Cùng thời gian, cùng thời điểm, cùng giống, cùng chăm sóc và cùng thu hoạch.

23/06/2014
“Cánh Đồng Mẫu Lớn” – Cần Sự Liên Kết Chặt Chẽ Của “4 Nhà” “Cánh Đồng Mẫu Lớn” – Cần Sự Liên Kết Chặt Chẽ Của “4 Nhà”

Từ vụ lúa Hè thu năm 2011, tỉnh Trà Vinh đã triển khai thực hiện mô hình “Cánh đồng mẫu lớn” (CĐML) ở địa bàn các huyện: Châu Thành, Tiểu Cần, Cầu Kè, Trà Cú và Cầu Ngang, với tổng diện tích hơn 2.700 hec-ta (ha); trong đó, diện tích mỗi mô hình từ 300 - 500ha. Qua các vụ sản xuất cho thấy, để CĐML ngày càng được mở rộng thì vấn đề đặt ra là giữa các “nhà” cần tạo dựng niềm tin lẫn nhau thì mô hình mới thật sự bền vững và lan rộng.

27/11/2014