Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trồng Hẹ Ít Vốn Lãi Nhiều

Trồng Hẹ Ít Vốn Lãi Nhiều
Ngày đăng: 15/05/2012

Hẹ là một loại rau ăn lá phổ biến, được nông dân trồng nhiều vì vốn đầu tư thấp nhưng hiệu quả kinh tế cao hơn các loại rau ăn lá khác.

Cây hẹ được trồng quanh năm. Giống trồng phổ biến là giống địa phương và trồng bằng thân chứ không trồng bằng hạt.

Đất trồng hẹ phải là đất tơi xốp, thoáng khí, màu mỡ, tốt nhất là đất thịt hoặc thịt pha cát, có hệ thống tưới tiêu tốt. Sau khi trồng được 10 - 12 tháng, phá bỏ gốc, thay đổi đất bằng cách lấy đất tầng sâu đưa lên tầng trên.

Làm đất sau khi cày xới, lượm sạch cỏ, xử lý vôi 50 – 60kg/1.000m2, đất được phơi khô 15 - 20 ngày để cây sinh trưởng tốt và hạn chế sâu bệnh. Lên liếp cao 20 – 30cm, ngang 80 – 100cm, chiều dài tùy thửa đất, đào rãnh sâu 20 – 30cm để hạn chế úng và thoát nước tốt trong mùa mưa.

Khoảng cách trồng: Hẹ được tách ra từng tép, trồng mỗi bụi từ 3 - 4 tép với khoảng cách 15 x 15cm. Trước khi trồng phủ lên một lớp rơm mỏng, tưới nước đủ ẩm.

Lượng phân bón cho 1.000m2: Phân chuồng 2 - 3 tấn hoặc phân hữu cơ vi sinh 20 – 30kg, phân Urê 25kg, DAP 10kg, KCl 5kg, Super lân 20kg.

Bón lót: Toàn bộ phân chuồng, phân hữu cơ vi sinh + 20kg Super lân + 5kg Urê + 5kg KCl.

Bón thúc lần 1 (7 - 10 ngày sau khi trồng) 10kg Urê + 5kg DAP. Bón thúc lần 2 (15 - 20 ngày sau khi trồng) 10kg Urê + 5kg DAP.

Tưới nước mỗi ngày 3 lần, đến khi cây hẹ đã bén rễ và phát triển tốt thì chỉ cần tưới mỗi ngày 2 lần, tránh tưới vào buổi trưa.

Công việc chăm sóc chính là bón phân, vun gốc, nhổ tỉa và trồng giặm. Hẹ thường ít bị các loại sâu bệnh như những cây trồng khác. Vì vậy công tác phòng trừ sâu bệnh hại trên hẹ cũng đơn giản. Trước mỗi lần tưới phân chỉ cần bón một ít tro bếp quanh gốc hẹ, sau đó hòa phân tưới chỗ gần gốc, dùng cào nhỏ xới giữa hai hàng hẹ, vun nhẹ vào gốc làm cho đất tơi xốp, hẹ phát triển nhanh.

Ngoài ra, trồng hẹ còn có thể áp dụng phủ liếp bằng màng phủ nông nghiệp để hạn chế côn trùng và bệnh gây hại, ngăn ngừa cỏ dại, điều hòa độ ẩm và giữ cấu trúc mặt đất, giữ phân bón, tăng nhiệt độ đất, hạn chế độ phèn, mặn.

Thu hoạch đợt 1 sau khi trồng 55 - 60 ngày, đợt 2 khoảng 30 - 35 ngày sau khi thu hoạch đợt 1 và đợt 3, 4, 5, 6 cách nhau 30 - 35 ngày/đợt.

Có thể bạn quan tâm

Nuôi heo bằng chuồng lạnh Nuôi heo bằng chuồng lạnh

Mô hình nuôi heo bằng hệ thống chuồng lạnh đang được một số người dân áp dụng với quy mô lớn.

08/11/2015
Năng suất ca cao Tây Nguyên thấp nhất cả nước Năng suất ca cao Tây Nguyên thấp nhất cả nước

Viện Khoa học - Kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên vừa tổ chức công bố đề tài nghiên cứu phát triển sản xuất ca cao bền vững tại Việt Nam.

08/11/2015
Thiếu nước, người dân trồng mì bội thu Thiếu nước, người dân trồng mì bội thu

Nước trong hồ thủy lợi Dầu Tiếng (Tây Ninh) thiếu hụt so cùng kỳ, người dân canh tác trên đất bán ngập bội thu nhưng nhiều người sống bằng nghề đánh bắt thủy sản lại thất thu.

08/11/2015
Tưới tiết kiệm lợi tiền tỷ Tưới tiết kiệm lợi tiền tỷ

Hệ thống tưới nhỏ giọt “3 trong 1” cho cây tiêu của ông Nguyễn Xuân Sang ở thị xã Phước Long (Bình Phước) tiết kiệm được 40% lượng phân bón, 80% nhân công, 30% nước và tăng từ 15 - 20% năng suất.

08/11/2015
Sâu bệnh trên cây cà phê có chiều hướng gia tăng Sâu bệnh trên cây cà phê có chiều hướng gia tăng

Theo thống kê của Cục Bảo vệ thực vật miền Trung – Tây Nguyên, từ đầu năm đến nay các địa phương trong vùng có trên 90.578 ha cà phê bị nhiễm sâu bệnh, cao gấp 3,8 lần so với cùng kỳ năm 2014.

08/11/2015