Lão Nông Đời Mới
Ông Hoàng Văn Lập (69 tuổi, xã Thanh Bình, huyện Trảng Bom) là nông dân trồng tiêu giỏi tại địa phương, luôn tiên phong ứng dụng cái mới vào sản xuất. Nhờ đó, vườn tiêu rộng hơn 1 hécta 14 năm tuổi của ông luôn cho năng suất cao, ổn định với chi phí sản xuất thấp.
* Chuộng cái mới
Ông Lập kể: “Nhiều năm nay, tôi tự ủ khoảng 30 tấn phân hữu cơ/năm để bón cho vườn tiêu. Tôi không lạm dụng sử dụng phân, thuốc hóa học mà chuyển sang dùng các loại thuốc sinh học trong phòng trừ sâu bệnh... So với cách làm thông thường, đây là hướng sản xuất an toàn, giảm chi phí đầu tư mà năng suất cây trồng lại tăng. Quan trọng nhất, cây tiêu được dưỡng tốt nên vòng đời được kéo dài, năng suất luôn giữ ổn định ở mức cao”.
Ông Lập cũng là một trong những nông dân sớm ứng dụng hệ thống tưới nước, bón phân tiết kiệm tại địa phương. Khi lắp đặt hệ thống tưới, ông tự thử nghiệm để đo được một giờ tưới nước vào gốc tiêu được bao nhiêu mét khối, cách nước thấm vào đất... Từ đó, ông cải tiến thêm ống nước tưới vào gốc thành 2 ống, thay vì chỉ có 1 ống, nhằm đảm bảo nước thấm đều và không lãng phí nước, phân.
Từ năm 2009, ông Lập đã thử nghiệm mô hình trồng đậu phộng dại trong vườn tiêu. Mô hình này giúp che phủ tránh cỏ, tránh xói mòn, ngoài việc giữ độ ẩm cho đất còn có nhiều tác dụng, như: tạo vi sinh vật có ích, giúp các loại côn trùng có lợi phát triển nhằm cải tạo đất, giảm lây lan nấm, bệnh…
Mỗi năm, ông cắt cỏ đậu phộng 2 lần để loại cỏ này không phát triển quá tốt để tránh bị hao hụt tiêu khi rụng xuống bị lẫn vào cỏ. Mô hình này hiện được nhiều nông dân trong và ngoài tỉnh ứng dụng.
* Tư duy làm nông khoa học
Lão nông Hoàng Văn Lập chia sẻ: “Tôi không ngại ứng dụng, thử nghiệm những cái mới trong sản xuất. Nhưng quan trọng là trước khi đưa vào thử nghiệm, tôi luôn tìm hiểu thật kỹ và nắm vững vấn đề. Khi nghe mô hình trồng tiêu ghép đạt hiệu quả cao, tôi đã tìm đến tận vườn tiêu ghép tham quan, tìm hiểu và mang dây tiêu ghép về quan sát. Có dịp đi các tỉnh thành, tôi đều tìm đến những nông dân giỏi trồng tiêu để hỏi về giống mới này”.
Ông Lập kể: “Tôi vốn học ngành luật, sau năm 1975 mới bắt đầu học cầm cuốc. Mọi công đoạn từ bón phân, sử dụng thuốc... đều phải tìm hiểu kỹ từ sách vở đến thực tế ứng dụng. Khi bắt đầu chuyển sang trồng tiêu, tôi không chỉ tham gia tất cả các lớp tập huấn về kỹ thuật tại địa phương mà tự đúc kết kinh nghiệm từ thực tế. Đi đâu thấy vườn tiêu đẹp hoặc vườn tiêu chết, tôi cũng vào tìm hiểu nguyên nhân”.
Với ông, làm nông không chỉ là việc chân tay mà còn phải làm việc tư duy thật khoa học. Thú vui của lão nông sắp bước vào tuổi “thất thập cổ lai hy” này là tham gia các diễn đàn hướng dẫn, chia sẻ kinh nghiệm làm nông. Nhiều đoàn khách nước ngoài đến tham quan mô hình sản xuất hiệu quả, nông dân Hoàng Văn Lập có thể thoải mái trò truyện với họ bằng ngoại ngữ.
Có thể bạn quan tâm
Đồng Tháp sẽ đưa ra khỏi quy hoạch gần 700 ha vùng nuôi do không đáp ứng tiêu chí. Trong 5 ngành hàng chủ lực mà tỉnh Đồng Tháp lựa chọn để thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp thì ngành hàng cá tra đóng vai trò khá quan trọng.
Tiết kiệm nhiên liệu, tăng giá bán sản phẩm, làm cầu nối giữa đất liền và tàu khai thác thủy sản xa bờ là ưu thế của tàu dịch vụ hậu cần. Nhưng, hiện nay số lượng tàu dịch vụ hậu cần thủy sản của tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu chưa đáp ứng đủ năng lực đánh bắt.
Sáng ngày 16-6, tại Công viên 3 Tháng 2 (thị trấn Long Mỹ), Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hậu Giang phối hợp với UBND huyện Long Mỹ, Vị Thủy và thành phố Vị Thanh tổ chức Lễ thả cá nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản năm 2015. Ông Trương Cảnh Tuyên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo một số sở, ban ngành liên quan và đông đảo người dân địa phương đến dự.
Theo thông tin từ các hộ nuôi cua xanh trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, hiện nay, giá cua xanh nuôi đìa đang ở mức khá cao. Cua gạch loại 1 khoảng 300.000 đồng/kg, cua gạch loại 2 hơn 200.000 đồng/kg, cua thịt 190.000 đồng/kg. Mức giá này cao hơn thời điểm cuối năm 2014 hơn 40%.
Hiện cá lóc phương phẩm mua tại ao có giá từ 37.000 đến 38.000đ/kg, người nuôi có lợi nhuận khá cao nhưng ít có sản phẩm để bán.