Người Tiên Phong Nuôi Lợn Rừng Ở Uông Bí (Quảng Ninh)
Trên đường cùng chúng tôi đến trang trại của ông Đoàn Quang Ngọc ở khu Tân Lập (phường Phương Đông, TP Uông Bí, Quảng Ninh), anh Lưu Quang Trung, Chủ tịch UBND phường Phương Đông, giới thiệu: Ông Ngọc là một trong những hộ điển hình về phát triển kinh tế trang trại, cũng là người tiên phong nuôi lợn rừng thương phẩm tập trung với quy mô lớn nhất, nhì của thành phố.
Mới đây ông Ngọc đã được dự và báo cáo thành tích hộ nông dân làm kinh tế giỏi tại Đại hội MTTQ tỉnh.
Đưa chúng tôi đi thăm khuôn viên trang trại, ông Ngọc vui vẻ cho biết, trước đây, gia đình ông cũng đã nuôi lợn rừng, nhưng nhỏ lẻ, hiệu quả kinh tế không cao. Đến năm 2010, ông mạnh dạn đầu tư 250 triệu đồng mua lợn rừng giống về chăn nuôi theo quy mô tập trung.
Lúc đầu nuôi lợn với quy mô trang trại lớn, gần trăm con cũng gặp không ít khó khăn, vì chưa có kinh nghiệm và chưa nắm được kỹ thuật chăm sóc, phòng chống dịch bệnh. Vì vậy, ông Ngọc đã tự tìm sách, tài liệu về kỹ thuật chăn nuôi, đồng thời học hỏi kinh nghiệm của những người đã chăn nuôi lợn rừng ở trong và ngoài tỉnh.
Cùng với việc đầu tư con giống, gia đình ông Ngọc còn đầu tư trên 1 tỷ đồng để xây dựng hệ thống chuồng trại chăn nuôi kiên cố, khép kín, đảm bảo vệ sinh môi trường… Đến nay, đàn lợn của gia đình ông đã phát triển trên 300 con. Với giá từ 150.000 - 160.000 đồng/kg, mỗi năm trung bình gia đình ông Ngọc thu về gần 1 tỷ đồng từ nuôi lợn rừng.
Theo ông Ngọc, trên địa bàn phường và TP Uông Bí hiện có nhiều hộ nuôi lợn rừng, nhưng chủ yếu nuôi theo hình thức nhỏ lẻ, manh mún, không tập trung, nên việc chăm sóc cũng như phòng chống bệnh khá thụ động, dẫn đến hiệu quả kinh tế không cao.
Gia đình ông tận dụng lợi thế có mặt bằng rộng hơn 2ha, địa thế đồi cao, có nguồn nước suối quanh năm, là điều kiện phù hợp để chăn nuôi lợn rừng, vốn quen sống hoang dã.
Không như các hộ khác, nuôi nhốt lợn trong những ô chuồng nhỏ, chật hẹp; mô hình nuôi lợn của ông Ngọc tập trung, quy mô lớn, thành khu riêng biệt gần 500m2, có tường bao quanh, để đàn lợn tự do chạy, nhảy giống như điều kiện tự nhiên.
Nhờ vậy sức đề kháng của đàn lợn mạnh hơn, chất lượng thịt cũng ngon hơn. Thức ăn chủ yếu là tận dụng những sản phẩm phụ nông sản có sẵn tại địa phương, như: Cây chuối, sắn, ngô, khoai... là loại thức ăn lợn rừng ưa thích, vừa giá rẻ, lại dễ kiếm.
Cùng với nuôi lợn rừng, gia đình ông Ngọc còn nuôi trên 30 con hươu lấy nhung và trồng trên 3.000 gốc thanh long ruột đỏ với tổng thu nhập bình quân mỗi năm trên 1 tỷ đồng. Trang trại chăn nuôi của gia đình ông Ngọc hiện trở thành một trong những mô hình điểm trong phát triển kinh tế gia đình của TP Uông Bí nói riêng, toàn tỉnh nói chung.
Có thể bạn quan tâm
Theo TS Trần Công Thăng, Phó Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn (IPSARD), đầu vụ cà phê 2014/2015, giá cà phê đang có diễn biến khác quy luật. Cụ thể, nếu như trước đây, khi vào vụ mới, giá cà phê thường giảm, thì ngược lại, giá cà phê trong nước và giá cà phê XK đều đang tăng.
TS Phạm Văn Tấn, Phân viện Cơ điện nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch, cho biết như vậy vào hôm qua (17/7), trong buổi báo cáo chuyên đề về thực trạng và giải pháp sau thu hoạch, góp phần phát triển bền vững chuỗi giá trị lúa gạo ĐBSCL tại Techmart công nghệ sau thu hoạch 2014 ở Trung tâm thông tin khoa học và công nghệ TP.HCM.
Nay đã có câu trả lời, niên vụ ép này Cty Đường Bình Định bắt đầu khởi động vào ngày 4/12/2014, giá thu mua cao, cam kết trả tiền sau 3 ngày. Vụ trồng mía 2014-2015, Cty vẫn tiếp tục có chính sách đầu tư cho cả 2 vùng nguyên liệu Bình Định và Đông Gia Lai.
Việc khai thác tối ưu, hiệu quả quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) sẽ không chỉ giúp các doanh nghiệp tăng cường được sức mạnh, nâng cao vị thế, uy tín, khả năng cạnh tranh trên thị trường, mà còn từng bước phát triển doanh thu, thị phần và lợi nhuận cho đơn vị. Vì thế, các cơ quan chức năng đã chú trọng hỗ trợ doanh nghiệp phát triển tài sản trí tuệ.
Tuy nhiên, Thứ trưởng lưu ý, hiện cả DN lẫn nông dân đều lo lắng là dịch bệnh trên thủy sản (chủ yếu trên tôm nước lợ) như đốm trắng, gan thận… gây thiệt hại và ảnh hưởng tới mục tiêu XK. Do đó, việc Ban chỉ đạo Phòng chống dịch bệnh thủy sản đi vào hoạt động là một bước để hướng tới kiểm soát hoạt động nuôi trồng, chế biến thủy sản an toàn, gia tăng giá trị XK.