Lâm Đồng Mưa Đá Gây Thiệt Hại Lớn Cho Nông Dân

Hàng chục ha rau màu, dâu tây của huyện Lạc Dương (Lâm Đồng) đang trong thời kỳ chờ thu hoạch bị mưa đá làm tan nát, bị nước nhấn chìm và cuốn trôi.
Khoảng 13 giờ ngày 22/8, trên địa bàn thị trấn Lạc Dương (huyện Lạc Dương), đã xảy ra trận mưa đá với mật độ dày đặc, làm hư hại nhiều diện tích rau màu và dâu tây của người dân.
Ông Trịnh Đình Hà (ngụ khu phố Đăng Lèn, thị trấn Lạc Dương), người có 3 sào dâu tây vừa cho thu hoạch lứa đầu, ngậm ngùi cho biết: Trận mưa quá lớn, làm toàn bộ diện tích cây dâu tây của gia đình trồng bên suối bị ngập và bị cuốn trôi; số ít còn lại thì bị mưa đá làm tan nát hoàn toàn; ước thiệt hại khoảng 60 triệu đồng. Cũng theo ông Hà, đây là trận mưa ngang ngửa với trận mưa đá xảy ra trên địa bàn vào năm 1987.
Trận mưa còn gây ngập nhiều diện tích rau, hoa vừa mới xuống giống dọc theo hai bên bờ suối Phước Thành (thuộc địa bàn phường 7, TP Đà Lạt và huyện Lạc Dương). Nước mưa cũng gây ngập 2 kho phân với hàng chục tấn của người dân ở phía hạ lưu cầu suối Phước Thành.
Theo thống kê thiệt hại ban đầu của UBND huyện Lạc Dương, có 10ha rau, hoa, dâu tây trồng ngoài trời bị hư hại do mưa đá và 70ha bị nước mưa gây ngập, cuốn trôi. Hiện huyện đang chỉ đạo các ban ngành chức năng hỗ trợ nông dân khắc phục hậu quả.
Có thể bạn quan tâm

Đến xóm 2, xã Kim Mỹ (Kim Sơn - Ninh Bình), hỏi bác Tân, cô chủ cửa hàng kim hoàn nói luôn: “Bác Tân lợn nái à, anh đi thẳng, hơn 500 mét nữa, đến ngôi nhà kiểu mới, vừa xây là nhà bác Tân”. Gia đình bác Trịnh Duy Tân là địa chỉ nhiều người gần xa đến học hỏi kinh nghiệm chăn nuôi lợn nái, lợn thịt.
Hàng ngày kiểm tra chuồng trại, lượng thức ăn, nghe tiếng kêu là biết tình trạng của chim; đặc biệt là áp dụng nuôi ghép chim non để tăng năng suất, giảm chi phí thức ăn...

Cơ sở ấp trứng gia cầm của gia đình chị Dương Thị Thư, ở xóm Việt Ninh, xã Lương Phú (Phú Bình - Thái Nguyên) mỗi năm cho thu lãi khoảng 200 triệu đồng

Hiện nay, điều kiện thời tiết diễn biến thuận lợi cho hoạt động thả tôm giống vụ nuôi cuối năm, do đó, nông dân cần tranh thủ thả tôm giống, để hạn chế thiệt hại do dịch bệnh, tăng lợi nhuận cho người nuôi tôm.

Ngày 24/4/2015, ổ dịch đầu tiên được xuất hiện tại hộ nuôi tôm thẻ chân trắng ở xã Diễn Trung, với diện tích ao nuôi bị nhiễm bệnh là gần 0,3 ha. Và chỉ trong một thời gian ngắn dịch đã xuất hiện ở nhiều diện tích nuôi tôm khác trên địa bàn xã Diễn Trung, Diễn Kỷ và Diễn Vạn, huyện Diễn châu, tỉnh Nghệ An.