Trồng Gừng Dưới Tán Rừng

Năm 2010, được sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông - khuyến ngư tỉnh Nghệ An, Trạm Khuyến nông huyện Kỳ Sơn phối hợp với chính quyền địa phương xây dựng mô hình “Trồng gừng dưới tán rừng”, tại xã Na Ngoi mô hình được triển khai vào vụ xuân 2012, với quy mô 1 ha.
Mục tiêu của mô hình: Trồng xen cây ngắn ngày với cây dài ngày vừa hạn chế xói mòn, đồng thời tăng thêm thu nhập cho người dân. Mặt khác, trong quá trình chăm sóc cây ngắn ngày đã tạo điều kiện thuận lợi cho cây dài ngày sinh trưởng tốt.
Trước tiên là phát dọn thực bì, thực bì được phát dọn, băm nhỏ làm vật tủ sau khi trồng, hạn chế xói mòn rửa trôi. Đất được làm theo băng, giữa các hàng cây trồng chính dọc theo đường đồng mức. Cuốc xới nhỏ sâu từ 25 - 30cm sau đó rạch hàng, hàng được rạch sâu từ 15 - 20 cm, (hàng cách hàng 30 - 35cm, khóm cách khóm 25 - 30 cm). Các khóm giữa hàng trên được bố trí theo hình nanh sấu (chân kiềng). Nơi có địa hình phức tạp thì làm đất theo hố (50 x 50 x 25 cm), dùng cuốc xăm nhỏ vun cao 5 - 7 cm. Lượng phân tính cho 1 ha (10 tấn phân chuồng hoai + 400 kg vôi bột + 110 - 130 kg đạm U rê + 400 kg lan supe + 200 - 250 kg ka li). Bón lót toàn bộ vôi bột khi làm đất, bón toàn bộ phân chuồng và 1/2 lượng phân vô cơ khi trồng, bón theo hàng rồi lấp một ít đất mỏng kín phân tránh giống tiếp xúc với phân. Khi trồng, đặt mẫu gừng ở độ sâu 3 – 4 cm để mắt mầm hướng lên trên rồi lấp đất mịn phủ kín củ gừng, dùng tay ấn chặt sau đó khỏa đất bằng.
Nếu trồng theo hố thì mỗi hố đặt 3 hom giống theo hình tam giác (hom cách hom 20 cm). Sau khi trồng, dùng vật ủ như thực bì băm nhỏ, rơm rạ trấu... một lớp mỏng để giữ ẩm và tăng độ tơi xốp. Sau khi trồng 2 tháng tiến hành làm cỏ vun gốc, khoảng 5 tháng thì tiến hành bón thúc toàn bộ lượng phân vô cơ còn lại; phân rải đều quanh và cách gốc 5 - 7 cm và kết hợp vun gốc.
Có thể bạn quan tâm

Thời gian qua, do nguồn vốn có hạn nên Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) Chi nhánh Hậu Giang chưa thể cho hộ nghèo, hộ cận nghèo vay theo định mức quy định.

Nhằm góp phần triển khai thực hiện có hiệu quả đề án chuyển đổi cây trồng, vật nuôi (Đề án 1.000) trên địa bàn huyện, thời gian qua, các cấp hội nông dân huyện Phụng Hiệp đã tích cực tuyên truyền.

Tân Phú Đông một huyện cù lao còn nhiều khó khăn của tỉnh Tiền Giang, dựa vào điều kiện thổ nhưỡng của vùng cũng như sự định hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi hiệu quả.

Triển khai các chương trình xúc tiến thương mại nhằm xuất khẩu gạo, Bộ Công thương đã đề xuất khá chi tiết kinh phí hỗ trợ cho doanh nghiệp, cán bộ các bộ ngành tham gia chương trình.

Năm ngoái, giá trị xuất khẩu thủy sản của nước ta đạt mức kỷ lục trên 7,8 tỷ USD. Nhưng năm nay, xem chừng để đem về 7 tỷ USD từ xuất khẩu thủy sản lại là một công việc rất khó thực hiện được.