Trồng Gừng Dưới Tán Rừng

Năm 2010, được sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông - khuyến ngư tỉnh Nghệ An, Trạm Khuyến nông huyện Kỳ Sơn phối hợp với chính quyền địa phương xây dựng mô hình “Trồng gừng dưới tán rừng”, tại xã Na Ngoi mô hình được triển khai vào vụ xuân 2012, với quy mô 1 ha.
Mục tiêu của mô hình: Trồng xen cây ngắn ngày với cây dài ngày vừa hạn chế xói mòn, đồng thời tăng thêm thu nhập cho người dân. Mặt khác, trong quá trình chăm sóc cây ngắn ngày đã tạo điều kiện thuận lợi cho cây dài ngày sinh trưởng tốt.
Trước tiên là phát dọn thực bì, thực bì được phát dọn, băm nhỏ làm vật tủ sau khi trồng, hạn chế xói mòn rửa trôi. Đất được làm theo băng, giữa các hàng cây trồng chính dọc theo đường đồng mức. Cuốc xới nhỏ sâu từ 25 - 30cm sau đó rạch hàng, hàng được rạch sâu từ 15 - 20 cm, (hàng cách hàng 30 - 35cm, khóm cách khóm 25 - 30 cm). Các khóm giữa hàng trên được bố trí theo hình nanh sấu (chân kiềng). Nơi có địa hình phức tạp thì làm đất theo hố (50 x 50 x 25 cm), dùng cuốc xăm nhỏ vun cao 5 - 7 cm. Lượng phân tính cho 1 ha (10 tấn phân chuồng hoai + 400 kg vôi bột + 110 - 130 kg đạm U rê + 400 kg lan supe + 200 - 250 kg ka li). Bón lót toàn bộ vôi bột khi làm đất, bón toàn bộ phân chuồng và 1/2 lượng phân vô cơ khi trồng, bón theo hàng rồi lấp một ít đất mỏng kín phân tránh giống tiếp xúc với phân. Khi trồng, đặt mẫu gừng ở độ sâu 3 – 4 cm để mắt mầm hướng lên trên rồi lấp đất mịn phủ kín củ gừng, dùng tay ấn chặt sau đó khỏa đất bằng.
Nếu trồng theo hố thì mỗi hố đặt 3 hom giống theo hình tam giác (hom cách hom 20 cm). Sau khi trồng, dùng vật ủ như thực bì băm nhỏ, rơm rạ trấu... một lớp mỏng để giữ ẩm và tăng độ tơi xốp. Sau khi trồng 2 tháng tiến hành làm cỏ vun gốc, khoảng 5 tháng thì tiến hành bón thúc toàn bộ lượng phân vô cơ còn lại; phân rải đều quanh và cách gốc 5 - 7 cm và kết hợp vun gốc.
Related news

Với những ưu thế kỹ thuật nuôi mới, giá cả, thị trường tiêu thụ, tôm chân trắng đã trở thành sự lựa chọn của không ít hộ nông dân. Tuy nhiên, tôm chân trắng là đối tượng không phù hợp cho nuôi trong vùng nước ngọt. Tình trạng phát triển nuôi ở vùng nước ngọt được xem là “lợi bất cấp hại” và cần phải được kiểm soát chặt chẽ.

Theo ông Trương Đình Hòe – Tổng Thư ký VASEP, hiện chỉ có 7 DN đã được dỡ bỏ lệnh tạm đình chỉ XK thủy sản vào Liên bang Nga (5 DNXK cá tra và 2 DNXK tôm). “Con số này là quá ít trong khi đó đã có nhiều DN thủy sản Việt Nam hội đủ các điều kiện về an toàn thực phẩm, công suất chế biến có thể đáp ứng được yêu cầu của thị trường này”.

Nuôi tôm trên chân ruộng lúa mùa lũ thời gian qua mang lại lợi nhuận khá cao cho nhiều nông dân. Năm nay nước lũ về sớm gần 1 tháng nên con tôm “lên đồng” sớm hơn. Tuy nhiên, trước diễn biến phức tạp của mực nước thượng nguồn khiến nhiều hộ nuôi tôm hết sức lo lắng.

Trưa, cái nắng đầu hè như đang “rán” chúng tôi trên đường đất cát dẫn đến mô hình trang trại “chăn nuôi tổng hợp” của một kỹ sư ngành công nghệ thông tin. Anh là Nguyễn Thanh Tuấn (38 tuổi; ở thôn Thái Xuân, xã Tam Hiệp, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam).

Thuỷ Bằng có khoảng 74 ha thanh trà, nhiều nhất của thị xã Hương Thủy (Thừa Thiên Huế). Đây là một trong những giống cây chủ lực của địa phương, tập trung chủ yếu ở vùng Tân Ba, Vĩ Dạ và một số thôn khác dọc theo sông Hương như: Cư Chánh 2, Dạ Khê, An Ninh, Dương Phẩm, Võ Xá, Bằng Lãng. Không nhiều, nhưng Thuỷ Bằng cũng có hơn 5ha thanh trà được tham gia sử dụng nhãn hiệu “Thanh trà Huế”.