Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trồng gấc mang lại hiệu quả kinh tế cao

Trồng gấc mang lại hiệu quả kinh tế cao
Publish date: Sunday. November 8th, 2015

Ban đầu, gia đình ông Khánh cũng trồng điều như bao hộ dân khác trong thôn, song hiệu quả kinh tế mang lại không đáng kể.

Đến năm 2014, khi tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm làm ăn trên mạng Internet và sách báo, ông Khánh nhận thấy cây gấc ngoài sử dụng chế biến món ăn còn là một loại cây có giá trị trong y học, có tác dụng làm thuốc chữa bệnh, mỹ phẩm làm đẹp cho con người.

Ông Khánh đã mạnh dạn phá bỏ 4 sào điều kém hiệu quả, đầu tư gần 20 triệu đồng để làm trụ trồng gấc.

Nhờ học hỏi và áp dụng đúng kỹ thuật trồng gấc, chỉ 6 tháng sau, giàn gấc của gia đình ông phát triển tốt, bình quân 1 sào thu hoạch được 2 tấn quả; 4 sào gấc ông thu hoạch được 8 tấn quả, bán được trên 40 triệu đồng.

Nhận thấy trồng gấc có hiệu quả cao, tháng 4-2015 ông quyết định phá hết diện tích điều để tập trung trồng thêm 1,6 ha gấc.

Đến nay gia đình ông Khánh có 2 ha gấc, dự kiến đến cuối năm nay sẽ thu hoạch trên 35 tấn gấc, với giá như hiện nay (6.000 đồng/kg) sau khi trừ chi phí gia đình ông có lãi gần 200 triệu đồng.

Quả gấc sau khi thu hoạch được gia đình ông sơ chế, sấy khô và bán trực tiếp cho Công ty TNHH Sản xuất – Thương mại và Dịch vụ Gấc Tây Nguyên.

Ông Khánh chia sẻ: “Cây gấc rất dễ trồng, vốn đầu tư ban đầu hơi cao nhưng thời gian thu lại vốn nhanh, từ khi trồng đến khi thu hoạch là 6 tháng, không sợ “bí” đầu ra cho sản phẩm.

Cây gấc thuộc họ dây leo, sống được từ 15 đến 20 năm, ít kén đất, ít sâu bệnh.

Bên cạnh đó, cây gấc dễ chăm sóc, không đòi hỏi kỹ thuật cao, chi phí cho phân bón và thuốc bảo vệ thực vật ít, thời gian sinh trưởng ngắn, nếu thời tiết thuận lợi và được chăm sóc tốt thì 1 ha gấc cho thu hoạch từ 15 - 17 tấn gấc trong năm thứ nhất và sẽ tăng sản lượng trong những năm tiếp theo.

Nếu giá cả ổn định như hiện nay (6.000 đồng/kg) thì 1 ha gấc có thể mang lại lợi nhuận 100 triệu đồng”.


Related news

Đổi thay Măng Lùng Đổi thay Măng Lùng

Làng Măng Lùng thuộc thôn 2 xã Trà Linh (Nam Trà My), theo tiếng Xê Đăng có nghĩa là sương mù. Ở độ cao hơn 1.000m trên sườn núi Ngọc Linh nhưng cuộc sống của người Xê Đăng nơi đây không còn nghèo đói là nhờ trồng sâm Ngọc Linh.

Wednesday. October 28th, 2015
Sắp xếp đổi mới các nông lâm trường còn nhiều ách tắc Sắp xếp đổi mới các nông lâm trường còn nhiều ách tắc

Quảng Nam chủ trương sắp xếp, đổi mới các lâm trường quốc doanh nhiều năm nay, song còn đó những bất cập trong quản lý, phát triển tài nguyên rừng.

Wednesday. October 28th, 2015
Đồng quản lý nghề cá ven bờ góp phần tái tạo nguồn lợi thủy sản Đồng quản lý nghề cá ven bờ góp phần tái tạo nguồn lợi thủy sản

Sau hơn 1 năm triển khai, mô hình đồng quản lý nghề cá ven bờ ở Khánh Hòa đã mang lại những tín hiệu tích cực, góp phần tái tạo nguồn lợi thủy sản.

Thursday. October 29th, 2015
Nghiên cứu tác động môi trường phát triển bền vững nghề nuôi cá lóc Nghiên cứu tác động môi trường phát triển bền vững nghề nuôi cá lóc

Ông Kim Ngọc Thái, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh vừa phê duyệt đề tài nghiên cứu các vấn đề môi trường và đề xuất giải pháp phát triển bền vững nghề nuôi cá lóc trên địa bàn tỉnh (Công văn số 3376/NN-UBND).

Thursday. October 29th, 2015
Quyết tâm làm giàu từ biển Quyết tâm làm giàu từ biển

Một trong những mục tiêu quan trọng được tỉnh xác định từ nay đến năm 2020 là đưa Bạc Liêu trở thành tỉnh phát triển mạnh về kinh tế biển.

Thursday. October 29th, 2015