Trồng Dừa Xiêm Xanh Cho Thu Nhập Khá
Ông Nguyễn Văn Em (Tám Em) ở thôn Tiến Hưng, xã Tiến Lợi (TP Phan Thiết, Bình Thuận) là người trồng dừa xiêm xanh cho năng suất và hiệu quả cao. Qua nghiên cứu tìm hiểu trên sách báo, năm 2006 ông Tám Em đã mạnh dạn đầu tư trồng 150 cây dừa trên diện tích hơn 4.500 m2 của gia đình. Nhờ chăm sóc tốt, chỉ sau 4 năm ông đã thu hoạch được trái dừa tươi.
Ông Tám Em cho biết, trồng dừa xiêm xanh ít tốn công chăm sóc, chủ yếu là bón phân và chăm sóc trái, vệ sinh vườn để tránh đuông, chuột, kiến vương làm rụng trái non. Sau khi trồng được 3 năm cây dừa mới ra lưỡi mèo, đến năm thứ 4 dừa xiêm xanh bắt đầu cho trái. Từ năm thứ 6 trở đi, cây dừa cho trái ổn định và rất sai. Trung bình một buồng dừa cho từ 10 – 15 trái. Bình quân cứ 2 tháng thu hoạch được 3 đợt, mỗi đợt thu từ 1.000 – 1.200 trái.
Theo giá dừa tươi thương lái mua tại vườn vào ngày thường là 5.500 đồng/trái, còn ngày tết là 6.000 đồng/trái. Với 150 cây dừa xiêm xanh hiện có, bình quân mỗi năm ông thu về hơn 100 triệu đồng. Trong khi chi phí thuốc trừ sâu chỉ có 100.000 đồng/năm, còn nước thải biogas của gia đình được dùng làm phân bón cho cây dừa nên chẳng tốn tiền. Ngoài ra, ông Tám Em còn tận dụng mương vườn trồng dừa thả nuôi 15 kg giống cá rô đầu vuông để tăng thêm thu nhập cho gia đình.
Theo ông Tám Em, để dừa có năng suất cao, bón phân cũng phải chú ý diệt trừ kiến, sâu đuông, bọ dừa… Hằng ngày cần dọn vệ sinh, bỏ mo nang khô, bẹ hư, tàu lá… để hạn chế sâu đuông, kiến làm tổ gây rụng trái. Thường xuyên kiểm tra vườn, nếu phát hiện sâu đuông (thường đục lỗ phía dưới bẹ dừa), thì dùng thuốc Basudin 10H bỏ vào lỗ xâm nhập của chúng, sau đó dùng đất sét trám bít lỗ lại, thuốc sẽ ngấm vào thân dừa giết chết sâu đuông.
Qua nhiều năm so sánh giữa cây dừa xiêm xanh và dừa xiêm dây, dừa xiêm dứa, dừa lùn Mã Lai, ông Nguyễn Văn Em khẳng định trồng dừa xiêm xanh mau cho trái, năng suất cao, chất lượng trái ngon, đạt hiệu quả kinh tế hơn nhưng lại chi phí thấp, ít tốn công chăm sóc.
Có thể bạn quan tâm
Những năm qua, nghề nuôi trồng thuỷ sản của Quảng Ninh đã có những bước phát triển đáng kể, diện tích nuôi không ngừng được mở rộng trên cả 3 vùng nuôi mặn, lợ và nuôi nước ngọt. Tuy nhiên, theo đánh giá của ngành chức năng, nghề nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của ngành, còn bộc lộ nhiều hạn chế. Tính bền vững của nghề nuôi còn thấp.
Gần đây, Trung tâm Khuyến nông quốc gia và Trung tâm Khuyến nông - khuyến ngư tỉnh Quảng Nam đã triển khai nhiều phương tiện kỹ thuật mới, hỗ trợ tích cực việc đánh bắt thủy hải sản của ngư dân Núi Thành.
Ông Lê Văn Sử, Bí thư Huyện ủy Ngọc Hiển (Cà Mau), cho biết: Hơn nửa tháng qua, vùng nuôi nghêu thương phẩm trên địa bàn xã Đất Mũi (huyện Ngọc Hiển) xuất hiện nhiều nghêu giống, sò huyết giống, thu hút hàng ngàn người đến khai thác.
Ngư dân Bình Định đã phát hiện ra cách câu và đánh bắt cá ngừ đại dương mới mà mỗi chuyến biển đạt trên 100 con là “chuyện thường ngày.”
Từ cánh đồng của nông dân tới giai đoạn chế biến, mỗi năm có khoảng 1 triệu tấn lúa ở ĐBSCL bị thất thoát, tương đương với khoảng 5% tổng lượng lúa thu hoạch. Các chuyên gia đã tính toán, chuỗi thất thoát đã làm giảm giá trị của xuất khẩu gạo Việt Nam khoảng 500 triệu USD