Trồng Dừa Xiêm Xanh Cho Thu Nhập Khá
Ông Nguyễn Văn Em (Tám Em) ở thôn Tiến Hưng, xã Tiến Lợi (TP Phan Thiết, Bình Thuận) là người trồng dừa xiêm xanh cho năng suất và hiệu quả cao. Qua nghiên cứu tìm hiểu trên sách báo, năm 2006 ông Tám Em đã mạnh dạn đầu tư trồng 150 cây dừa trên diện tích hơn 4.500 m2 của gia đình. Nhờ chăm sóc tốt, chỉ sau 4 năm ông đã thu hoạch được trái dừa tươi.
Ông Tám Em cho biết, trồng dừa xiêm xanh ít tốn công chăm sóc, chủ yếu là bón phân và chăm sóc trái, vệ sinh vườn để tránh đuông, chuột, kiến vương làm rụng trái non. Sau khi trồng được 3 năm cây dừa mới ra lưỡi mèo, đến năm thứ 4 dừa xiêm xanh bắt đầu cho trái. Từ năm thứ 6 trở đi, cây dừa cho trái ổn định và rất sai. Trung bình một buồng dừa cho từ 10 – 15 trái. Bình quân cứ 2 tháng thu hoạch được 3 đợt, mỗi đợt thu từ 1.000 – 1.200 trái.
Theo giá dừa tươi thương lái mua tại vườn vào ngày thường là 5.500 đồng/trái, còn ngày tết là 6.000 đồng/trái. Với 150 cây dừa xiêm xanh hiện có, bình quân mỗi năm ông thu về hơn 100 triệu đồng. Trong khi chi phí thuốc trừ sâu chỉ có 100.000 đồng/năm, còn nước thải biogas của gia đình được dùng làm phân bón cho cây dừa nên chẳng tốn tiền. Ngoài ra, ông Tám Em còn tận dụng mương vườn trồng dừa thả nuôi 15 kg giống cá rô đầu vuông để tăng thêm thu nhập cho gia đình.
Theo ông Tám Em, để dừa có năng suất cao, bón phân cũng phải chú ý diệt trừ kiến, sâu đuông, bọ dừa… Hằng ngày cần dọn vệ sinh, bỏ mo nang khô, bẹ hư, tàu lá… để hạn chế sâu đuông, kiến làm tổ gây rụng trái. Thường xuyên kiểm tra vườn, nếu phát hiện sâu đuông (thường đục lỗ phía dưới bẹ dừa), thì dùng thuốc Basudin 10H bỏ vào lỗ xâm nhập của chúng, sau đó dùng đất sét trám bít lỗ lại, thuốc sẽ ngấm vào thân dừa giết chết sâu đuông.
Qua nhiều năm so sánh giữa cây dừa xiêm xanh và dừa xiêm dây, dừa xiêm dứa, dừa lùn Mã Lai, ông Nguyễn Văn Em khẳng định trồng dừa xiêm xanh mau cho trái, năng suất cao, chất lượng trái ngon, đạt hiệu quả kinh tế hơn nhưng lại chi phí thấp, ít tốn công chăm sóc.
Related news
Nghề trồng nấm rơm đang phát triển mạnh ở huyện Cai Lậy (Tiền Giang), tập trung ở các xã: Mỹ Long, Tân Hội, Tân Phú, Mỹ Hạnh Trung và Mỹ Hạnh Đông… Mỗi năm sản xuất hàng trăm tấn nấm phục vụ nhu cầu chế biến xuất khẩu và tiêu thụ nội địa, giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động nhàn rỗi tại địa phương.
Khi hầu hết thanh niên trong thôn xã đi lao động ở nước ngoài thì anh Hồ Đức Ngọc (29 tuổi, ở thôn Nhân Bắc, xã Nhân Trạch, huyện Bố Trạch, Quảng Bình) ở nhà tìm hướng làm kinh tế.
Xác định cây chuối là cây chủ lực trong sản xuất nông nghiệp nên những năm gần đây diện tích trồng chuối ở xã Tân Long (huyện Hướng Hóa, Quảng Trị) tăng lên rất nhanh. Cuối năm 2012, toàn xã trồng được 1.000 ha thì đến những tháng đầu năm 2013 nhân dân đã trồng mới thêm 62 ha, nâng tổng diện tích cây chuối trên địa bàn lên 1.062 ha.
Để giúp nông dân từng bước vươn lên làm giàu, đồng thời thay thế bằng những giống mướp đắng mới cho năng suất sản lượng cao, vụ hè thu năm 2012 Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ Vĩnh Phúc đã phối hợp với Công ty giống cây trồng Mosanto - Việt Nam xây dựng thành công mô hình trồng cây mướp đắng lai F1 mới CN0244.
Phòng Kinh tế huyện Thanh Trì (Hà Nội) vừa triển khai thí điểm mô hình nuôi gà Ai Cập siêu trứng tại xã Tả Thanh Oai. Đây là giống gà siêu trứng có nhiều ưu điểm như dễ chăm sóc, tốn ít thức ăn, chất lượng trứng cao. Mô hình này đang mở ra triển vọng làm giàu cho người nông dân trên địa bàn.