Trồng dưa leo HMT 356
Một ngày cuối tháng 9/2015, gặp ông Trần Văn Mạnh ở thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng (Lâm Đồng), trong suốt câu chuyện rôm rả về nhà nông, chúng tôi thật sự đã không dứt ra được vì thông tin hấp dẫn về giống dưa leo mới HMT 356 của Cty TNHH East West Seed (Hai mũi tên đỏ).
Ông Mạnh vốn đã là “fan” hâm mộ của các giống rau Hai mũi tên đỏ từ bấy lâu nay như khổ qua, bí đỏ, dưa leo, ớt... và khi thấy có giống dưa leo mới xuất hiện trên thị trường, ông đã không ngần ngại đưa vào SX trên ruộng nhà mình.
Trải nghiệm từ những ngày đầu trồng giống mới, ông cho biết giống này có tỉ lệ nảy mầm rất tốt, cây con lên rất khỏe, quá trình chăm bón cũng giống như những giống khác đã canh tác trước đây.
"Dưa leo HMT 356 là giống mới nhất trong bộ sản phẩm của Cty đưa ra thị trường đầu năm nay. Giống có đặc điểm cành nhánh phát triển mạnh, cho trái cả trên thân chính và trên nhánh, càng lên cao trái càng đẹp và tỉ lệ hoa cái càng nhiều.
Từ đó, bà con lưu ý cần trồng với mật độ thưa (cây cách cây 40 - 60 cm), bón phân đầy đủ ngay từ ban đầu, các lứa thu hoạch về sau càng đẹp do đó nên tiếp tục chăm bón.
Nên nhớ giống không chịu được nhiệt độ cao, vì vậy cần tính toán thời vụ để giống không ra hoa, đậu quả vào những thời điểm nắng nóng”. - TS Đặng Văn Niên, Cty Hai mũi tên đỏ.
Sau gần 2 tháng gieo trồng, giàn dưa đã bắt đầu cho thu những lứa đầu tiên. Điều làm ông Mạnh mê nhất về giống dưa leo HMT 356 và trái dài, trái thẳng, suôn đẹp, không bị “đèo” và đặc biệt là dạng trái màu xanh được thị trường rất ưa chuộng.
“Bấy lâu nay tôi cứ loay hoay đi tìm giống dưa leo vừa cho năng suất cao vừa đáp ứng được nhu cầu thị trường, đó là dạng trái phải xanh đậm, chất lượng ăn phải giòn ngọt, không ngờ lần này tìm gặp được đúng giống mình mong muốn.
Vợ tôi mấy hôm nay cứ cười suốt và tấm tắc khen giống dưa leo này đấy chú ạ!”, ông Mạnh khẳng định.
Khi hỏi gia đình đã thu hái dưa leo HMT 356 bán cho thương lái như thế nào?
Ông trả lời: “Trước đây tôi trồng một số giống thử nghiệm lúc thu hái do màu sắc trái xấu, chất lượng ăn chưa tốt, do đó khâu đầu ra rất khó khăn, riêng giống này tôi được anh Nguyễn Văn Hà, vựa thu mua Hà Thủy ở chợ đầu mối Đức Trọng mua toàn bộ và bảo tôi đợt sau tiếp tục trồng lại giống này”.
Chúng tôi đến tìm gặp anh Hà. Tuy cơ sở đang bận đóng hàng để xuất đi nhưng anh vẫn vui vẻ chia sẻ:
“Qua giới thiệu của nhân viên phát triển thị trường Cty Hai mũi tên đỏ, tôi đã thu mua một số ruộng dưa leo HMT 356.
Tụi tui là thương lái nên chỉ quan tâm đến chất lượng quả và khả năng bảo quản, vận chuyển. Theo đánh giá, về màu sắc trái, chưa có giống nào qua được dưa leo 356, bởi trái màu xanh đang được thị trường ưa chuộng. Tụi tui đang khuyến cáo bà con mở rộng diện tích trồng giống HMT 356”.
Anh Đặng Văn Tuấn, đại diện Cty Hai mũi tên đỏ tại khu vực miền Trung- Tây Nguyên cho biết thêm, bên cạnh những sản phẩm nông dân đang sử dụng.
Cty đang tiếp tục đẩy mạnh công tác nghiên cứu để đưa ra thị trường những sản phẩm không những đạt năng suất cao mà còn kháng bệnh tốt, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng và khả năng bảo quản tốt.
Bà Quy (vợ ông Mạnh) hồ hởi bên vườn dưa leo HMT 356 nhà mình
"Giống dưa leo HMT 356 đưa ra thị trường đáp ứng được nhu cầu dạng trái xanh, khả năng bảo quản được lâu, chất lượng ăn giòn ngọt.
Ngoài khu vực Lâm Đồng, Cty cũng đã triển khai đưa giống đến các tỉnh Gia Lai, Bình Định, Quảng Nam, Quảng Ngãi và đều cho phản hồi kết quả tốt, năng suất dao động từ 45 - 60 tấn/ha", ông Tuấn khẳng định.
Có thể bạn quan tâm
Từ đầu vụ năm 2013 đến nay, trên địa bàn huyện Tuy An (Phú Yên) đã thả nuôi hơn 310ha tôm, đến nay đã có hơn 29,5ha tôm nuôi bị dịch bệnh. Nguyên nhân ban đầu được xác định tôm chết chủ yếu là bị thân đỏ đốm trắng, hội chứng gan tụy… UBND huyện Tuy An đang chỉ đạo cơ quan chuyên môn và các xã tăng cường phòng, chống dịch bệnh không để lây lan ra diện rộng, dừng thả tôm ở khu vực bị bệnh, thực hiện các biện pháp cách ly, dập dịch…
Những năm gần đây, nhiều người dân trên địa bàn huyện Kbang (Gia Lai) đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng nhiều mô hình mới và đã mang lại hiệu quả kinh tế. Trong đó mô hình nuôi cá chình của ông Phạm Văn Tân, làng Hà Lâm, xã Sơn Lang là một điển hình. Nhờ nuôi cá chình mà gia đình ông Tân đã xóa đói giảm nghèo, vươn lên khá giả.
Từ năm 2011 trang trại nuôi lợn công nghiệp của anh Lại Văn Nhân (Cty TNHH Thái Việt) xã Giao Thịnh (Giao Thủy - Nam Định) đã áp dụng theo công nghệ Thái Lan. Ông Phạm Ngọc Vĩnh, trưởng quản lý trang trại cho biết, năm 2012, mặc dù giá lợn thương phẩm biến động nhưng Cty vẫn ổn định sản xuất, xuất bán được hơn 300 tấn thịt lợn thương phẩm và hơn 5.000 con giống lợn ngoại chất lượng cao. Trừ các chi phí sản xuất, Cty thu về hơn 3 tỷ đồng mỗi năm. Hiện tại, Cty đang chuẩn bị đàn lợn nái hậu bị với 2.800 con lợn giống Duroc.
Với 560/580 ha cho thu hoạch, sản lượng nhãn toàn huyện Lục Nam (Bắc Giang) năm nay ước đạt hơn 2 nghìn tấn, tương đương năm ngoái, tập trung ở các xã: Đan Hội, Cẩm Lý, Huyền Sơn, Lục Sơn.
Mới xuất hiện tại TPHCM chưa đầy hai tuần, đại lý chưa kịp khai trương, giá bán cũng khá cao (40.000-45.000đ/kg) nhưng hàng tấn gạo thảo dược (ảnh) đã được bán hết với lý do sản phẩm này có chất kháng ung thư.