Cần bộ giống cho cây đinh lăng

Mỗi kilôgam thân, lá cây đinh lăng trên thị trường hiện nay dao động từ 10 - 12 ngàn đồng. Riêng củ đinh lăng thì tùy theo độ tuổi mà giá thành có thể dao động từ 120 - 200 ngàn đồng/kg. Với mức giá này, chỉ 1 sào đất trồng cây đinh lăng sau 3 năm sẽ cho thu từ 300 - 500 triệu đồng. Chính sức hấp dẫn về giá trị kinh tế của loài cây thuốc này mà người dân Bình Phước đang đổ xô tìm cây đinh lăng để trồng.
Hiện ngành nông nghiệp vẫn chưa có số liệu thống kê cụ thể về diện tích cũng như chất lượng của cây đinh lăng trên địa bàn tỉnh. Theo Trung tâm Giống cây nông - lâm nghiệp (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), thị trường giống cây đinh lăng hiện nay rất phức tạp và không thể kiểm soát được.
Chỉ nhìn bằng mắt thường ai cũng biết cây đinh lăng có 3 loại giống khác nhau. Còn xét về góc độ khoa học thì không biết cây đinh lăng có bao nhiêu chi, họ, bộ giống. Trên thực tế, nhiều nông hộ trồng cây đinh lăng sau 3 năm vẫn không có củ mà chỉ có thân và lá. Điều đó cho thấy mức độ rủi ro cho nhà nông sau 3 năm trồng cây đinh lăng là rất lớn. Trong khi đó, đinh lăng là cây thuốc chiến lược quốc gia đã được Chính phủ quy hoạch mở rộng từ nay đến năm 2030.
Giám đốc Trung tâm Giống cây nông - lâm nghiệp Trần Minh Đức cho biết: Trung tâm đang rất mong tìm kiếm, nghiên cứu, tuyển chọn và nhân giống loại cây thuốc chiến lược này nhưng chưa làm được vì không có kinh phí. Còn nhà nông thì phó mặc cây trồng của mình cho sự may rủi sau 3 năm chăm sóc và hy vọng hết sức mong manh.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 29-7, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Trị cho biết, dịch bệnh trên tôm xảy ra ở nhiều hồ nuôi của các hộ gia đình ở 12 xã, phường, thuộc năm huyện, thành phố trên địa bàn, với diện tích nhiễm bệnh hơn 200 ha.

Nghề nuôi cá nước ngọt (chủ yếu là cá tràu) mang lại hiệu quả kinh tế cao nên nhiều người dân ở huyện Hoài Nhơn (Bình Định) đổ xô cải tạo đất vườn, đào ao, trải bạt nuôi cá trong vườn nhà. Thế nhưng, mô hình nuôi cá mang tính tự phát này đã làm môi trường ở đây bị ô nhiễm nghiêm trọng. Song việc ngăn chặn, xử lý của chính quyền địa phương vừa chậm trễ, lại thiếu kiên quyết khiến người dân sống trong vùng bất bình.

Vụ mùa năm 2015 diễn ra trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, nắng nóng và hạn kéo dài từ cuối tháng 6 đến trung tuần tháng 7, diện tích lúa kém phát triển do hạn đã diễn ra, nhất là đối với diện tích lúa gieo thẳng.

Lúa Nàng Nhen Bảy Núi (thường gọi Nàng Nhen) là một trong những giống lúa truyền thống đã có từ hàng trăm năm của người Khmer Bảy Núi (An Giang) vừa được quy hoạch trồng thêm trên 300 ha tại huyện Tịnh Biên.

Giá rau xanh tại các chợ tăng mạnh Liên tiếp những trận mưa to trong suốt tháng 7 vừa qua khiến một số vùng trồng rau lớn của tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu bị dập nát, chậm lớn làm nguồn cung rau tại địa phương giảm, giá rau tăng từ 30 - 40% so với cách đây 1 tháng.