Trồng dây thuốc cá giúp nông dân thêm thu nhập
Đây là loại dây leo, thân dài 7 - 110m. Lá kép gồm 9 - 13 lá chét, mọc so le, dài 25 - 35cm, trồng dây thuốc cá nhằm để khai thác rễ, rễ giã nát sẽ cho ra một chất nước mầu trắng đục (còn gọi là mủ), mùi nồng cay, chứa nhiều hoạt chất rotenol. Trong quá trình nuôi tôm người ta sử dụng dây thuốc cá để làm sạch ao, mương trước khi thả tôm giống và kích thích cho tôm tăng trưởng nhanh, mau lột vỏ...
Cách trồng dây thuốc cá rất đơn giản, chỉ cần đánh luống có độ cao cách mặt đất khoảng 0,3 - 0,4m, sau đó đặt hom (dây thuốc cá chặt khúc) có độ dài khoảng 0,3m, với mật độ khoảng 5.000 hom/1.000m2. Từ khi trồng đến thu hoạch khoảng 12 - 16 tháng, trong thời gian này chỉ cần làm cỏ thường xuyên và khi trồng không đòi hỏi bón phân nhưng muốn cho cây phát triển nhanh, rễ nhiều cũng cần bón thêm NPK một đến hai lần/vụ...
Dây thuốc cá có hai loại giống, loại thân bò (rễ ít và chất lượng thuốc không cao) và loại thân đứng. Giống dây thuốc cá có thân đứng có bộ rễ chùm và ăn sâu vào lòng đất, một ha rẫy thuốc cá đạt năng suất từ tám đến mười tấn rễ theo chu kỳ 24 tháng thu hoạch một lần. Không chỉ ở Cà Mau, hiện nay, các hộ trồng dây thuốc cá ở khu vực đất giồng cát xã Đông Hải, huyện Duyên Hải (Trà Vinh) đã thu hoạch được gần 200 ha, chiếm hơn 51% diện tích trồng; năng suất bình quân đạt sáu đến bảy tấn rễ/ha.
Trước đây, khu vực đất giồng cát xã Đông Hải được liệt vào vùng đất khó, đất cát bạc màu; nhất là, vào mùa nắng nước vừa tưới đã khô cho nên nhiều loại cây trồng đều không thích nghi, phần lớn diện tích đất gần như bị bỏ hoang. Kể từ khi đưa dây thuốc cá vào trồng, loại cây này đã thích nghi được. Hơn nữa, vài ba năm trở lại giá rễ thuốc cá luôn ổn định, đứng ở mức cao, người trồng thu lãi nên diện tích trồng dây thuốc cá được mở rộng sang các ấp khác trong xã.
Điều đáng mừng là rễ dây thuốc cá hiện được các thương lái đến tận nơi mua với giá từ 20.000 - 24.000 đồng/kg (tùy loại), và bán lại cho các công ty sản xuất các chế phẩm sinh học kích thích tôm lột vỏ và diệt cá dữ tại các hộ nuôi tôm biển ở các tỉnh.
Có thể bạn quan tâm
Dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững tỉnh Khánh Hòa vừa tổ chức đào tạo cho 40 cán bộ và nông dân về nuôi trồng thủy sản theo quy phạm VietGAP.
Ngư dân Phú Yên có đội tàu hùng hậu với 585 chiếc chuyên đánh bắt cá ngừ đại dương. Nghề đánh bắt cá ngoài khơi xa tạo mối liên kết, cứ 100 tàu cá là bạn hàng của một công ty, doanh nghiệp thu mua. Khi đội tàu đánh bắt về, các công ty “săn” cá ngừ đại dương chất lượng “hàng bay” để thu lợi, tuy nhiên mặt hàng này rất khan hiếm.
Cá đồng từ lâu được xem là đặc sản của đất rừng U Minh; tuy nhiên sản lượng cá đã giảm nhiều so với trước đây. Nguyên nhân là do công tác quản lý và bảo vệ chưa thật sự hiệu quả, tình trạng bắt bằng phương pháp “xiệt điện” cũng khiến một lượng lớn cá giống bị hủy diệt. Tình trạng bắt cá non trong mùa sinh sản cũng là một trong những nguyên nhân làm cạn kiệt nguồn lợi cá đồng của huyện U Minh.
Với nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi, Quảng Ninh là tỉnh sở hữu nhiều tiềm năng rất lớn về nuôi trồng thuỷ sản. Thế nhưng, việc sản xuất và cung ứng giống thuỷ sản tại chỗ trên địa bàn tỉnh hiện còn rất nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu của người nuôi.
Dẫn đầu cả nước về số tàu thuyền cũng như sản lượng thủy sản được khai thác, đánh bắt nhưng khi nhắc đến Quảng Ngãi, người ta lại nghĩ ngay đến… thợ lặn hoặc các đôi tàu giã cào cao tốc, những nghề vốn không được khuyến khích phát triển hiện nay.