Trồng dây thuốc cá giúp nông dân thêm thu nhập
Đây là loại dây leo, thân dài 7 - 110m. Lá kép gồm 9 - 13 lá chét, mọc so le, dài 25 - 35cm, trồng dây thuốc cá nhằm để khai thác rễ, rễ giã nát sẽ cho ra một chất nước mầu trắng đục (còn gọi là mủ), mùi nồng cay, chứa nhiều hoạt chất rotenol. Trong quá trình nuôi tôm người ta sử dụng dây thuốc cá để làm sạch ao, mương trước khi thả tôm giống và kích thích cho tôm tăng trưởng nhanh, mau lột vỏ...
Cách trồng dây thuốc cá rất đơn giản, chỉ cần đánh luống có độ cao cách mặt đất khoảng 0,3 - 0,4m, sau đó đặt hom (dây thuốc cá chặt khúc) có độ dài khoảng 0,3m, với mật độ khoảng 5.000 hom/1.000m2. Từ khi trồng đến thu hoạch khoảng 12 - 16 tháng, trong thời gian này chỉ cần làm cỏ thường xuyên và khi trồng không đòi hỏi bón phân nhưng muốn cho cây phát triển nhanh, rễ nhiều cũng cần bón thêm NPK một đến hai lần/vụ...
Dây thuốc cá có hai loại giống, loại thân bò (rễ ít và chất lượng thuốc không cao) và loại thân đứng. Giống dây thuốc cá có thân đứng có bộ rễ chùm và ăn sâu vào lòng đất, một ha rẫy thuốc cá đạt năng suất từ tám đến mười tấn rễ theo chu kỳ 24 tháng thu hoạch một lần. Không chỉ ở Cà Mau, hiện nay, các hộ trồng dây thuốc cá ở khu vực đất giồng cát xã Đông Hải, huyện Duyên Hải (Trà Vinh) đã thu hoạch được gần 200 ha, chiếm hơn 51% diện tích trồng; năng suất bình quân đạt sáu đến bảy tấn rễ/ha.
Trước đây, khu vực đất giồng cát xã Đông Hải được liệt vào vùng đất khó, đất cát bạc màu; nhất là, vào mùa nắng nước vừa tưới đã khô cho nên nhiều loại cây trồng đều không thích nghi, phần lớn diện tích đất gần như bị bỏ hoang. Kể từ khi đưa dây thuốc cá vào trồng, loại cây này đã thích nghi được. Hơn nữa, vài ba năm trở lại giá rễ thuốc cá luôn ổn định, đứng ở mức cao, người trồng thu lãi nên diện tích trồng dây thuốc cá được mở rộng sang các ấp khác trong xã.
Điều đáng mừng là rễ dây thuốc cá hiện được các thương lái đến tận nơi mua với giá từ 20.000 - 24.000 đồng/kg (tùy loại), và bán lại cho các công ty sản xuất các chế phẩm sinh học kích thích tôm lột vỏ và diệt cá dữ tại các hộ nuôi tôm biển ở các tỉnh.
Related news
Một số nông dân xã Tân Bình, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang chuyển sang trồng ấu với thu nhập cao gấp 4 – 5 lần trồng lúa.
Từ năm 2007, Trung tâm Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu cây ăn quả Đông Nam Bộ, Sở KH-CN Đồng Nai bắt tay thực hiện chiếu xạ năng luợng hạt nhân để tạo ra giống bưởi mới mang tính đặc trưng, đáp ứng những yêu cầu kỹ thuật mới.
Những năm gần đây, phong trào chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi đã được triển khai mạnh mẽ ở huyện Mỹ Lộc nhằm khai thác tối đa tiềm năng, nâng cao hiệu quả kinh tế, thu nhập cho nông dân. Trong đó, trồng ớt cay xuất khẩu đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, mở ra một hướng đi mới cho người nông dân nơi đây.
Mấy ngày qua, người dân trên địa bàn huyện Đại Lộc tất tả thu hoạch dưa hấu vụ đông xuân. Trên nhiều cánh đồng dưa hấu, nông dân khẩn trương thu hoạch bán cho thương lái để xuất sang Trung Quốc.
Hiện nay sản phẩm tôm chiếm 65% trên tổng số lượng và giá trị xuất khẩu thủy sản của Khánh Hòa. Nghề nuôi tôm nói chung và nuôi tôm chân trắng nói riêng đã trở thành một hoạt động kinh tế quan trọng của tỉnh, đặc biệt là các vùng ven biển, nơi con tôm đang mang lại nguồn thu chủ yếu cho các hộ nuôi trồng.