Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trồng chuối xiêm thu nhập cao

Trồng chuối xiêm thu nhập cao
Ngày đăng: 30/11/2015

Chuối xiêm là một loại cây thích nghi với nhiều loại đất, kể cả đất phèn.

Nhiều người đã cải tạo vùng đất hoang hóa, lên liếp trồng chuối xiêm, hiệu quả nhất là đất rừng U Minh Thượng (Kiên Giang) và Lung Ngọc Hoàng (Hậu Giang).

Ông Nguyễn Văn Nhựt ở ấp Trung Đoàn, xã An Minh Bắc, huyện U Minh Thượng có 6 công trồng chuối xiêm, mỗi năm lời trên 100 triệu đồng.

Tại xã Phụng Hiệp, huyện Phụng Hiệp, Hậu Giang, anh Nguyễn Trung Trị có 7 công vườn cây ăn trái trồng xen chuối xiêm, mỗi năm thu nhập trên 50 triệu đồng từ tiền bán chuối.

Theo kinh nghiệm của nhiều nhà vườn, một người trồng chuyên canh chuối xiêm mỗi tháng có thể thu nhập từ 3 – 4 triệu đồng/công (bình quân mỗi công trồng khoảng 100 bụi, mỗi bụi từ 4 – 8 cây).

Chuối xiêm ngoài bán trái còn bán được lá và bắp.

Bắp chuối hiện nay thị trường tiêu thụ khá mạnh và giá cũng rất ổn định.

Giá bán tại vườn hiện nay là 5.000đ/kg, giá bán lẻ tại chợ từ 7.000 – 10.000đ/kg.

Anh Nhựt cho biết trồng 1 ha chuối có thể thu nhập tiền bắp chuối trên 10 triệu đồng/năm.

Còn chị Nguyễn Thị Lâm, một thương lái ở U Minh Thượng cho biết bình quân cứ 2 ngày một lần, chị thu vô trên 1 tấn bắp chuối chở đi các nơi để giao lại cho bạn hàng.

Chuối xiêm có thể trồng quanh năm, nhưng tốt nhất là nên trồng vào đầu mùa mưa.

Từ lúc trồng đến khi trổ buồng khoảng 8 tháng.

Nếu trồng đúng kỹ thuật, giống tốt, bờ liếp cao, khoảng cách 5 m/bụi, cây sẽ cho trái to, trổ buồng sai, bình quân 8 - 10 nải/buồng.

Giá chuối hiện nay dao động từ 50.000đ/chục nải đến 70.000đ/chục nải.

Thường năm đầu, mỗi bụi chuối xiêm cho 3 buồng/năm; năm thứ hai 6 buồng/năm, bình quân cứ nửa tháng thương lái sẽ đến tận vườn thu mua một lần.

Chuối xiêm là loại chuối phổ biến được thị trường tiêu thụ mạnh nhất so với các loài chuối khác.

Ngoài trái ngon, ngot lịm, bổ dưỡng dùng ăn tươi, nhiều người còn dùng chuối xiêm để làm bánh kẹo, ép chuối phơi khô, ngào đường và nấu, nướng.

Ông Phạm Chí Công, cán bộ khuyến nông xã Phụng Hiệp khẳng định trồng chuối xiêm là một trong những mô hình thu nhập ổn định so với các loài cây ăn trái khác.

Đặc biệt đối với những vùng đất nhiễm phèn chỉ có cây chuối xiêm là thích nghi.

Hơn nữa, chuối xiêm là một loại cây dễ trồng, công chăm sóc cũng nhẹ, chỉ cần bón phân định kỳ và theo dõi sùng ăn.

Trước đây, nhiều người trồng chuối xiêm chỉ trồng nhỏ lẻ, thiếu tập trung nên hiệu quả không cao.

Hiện bà con ngoài trồng chuối bằng cây con còn có thể trồng chuyên canh bằng cây cấy mô, năng suất và chất lượng cao hơn.


Có thể bạn quan tâm

Giá Atisô Đà Lạt Giảm Đáng Kể Giá Atisô Đà Lạt Giảm Đáng Kể

Ngày 12/2, giá atisô tại chợ Đà Lạt loại hoa tươi chỉ còn 30.000 đồng/kg; trong khi, cách nay hơn nửa năm, giá này là 300.000 đồng; có lúc, giá này tăng lên đến 350.000 đồng (khoảng tháng 8/2014) - tăng gấp 7 lần so với cuối năm 2013. Tuy nhiên, trong gần nửa năm gần đây, giá atisô Đà Lạt giảm dần khiến nhiều nhà vườn lo ngại tình trạng chặt bỏ vườn atisô có khả năng tái diễn như cách nay hơn hai năm.

14/02/2015
Trang Trại Chuối Laba Điền Công Tâm Trang Trại Chuối Laba Điền Công Tâm

Trang trại chuối Laba Đà Lạt Điền Công Tâm là ý tưởng và tâm huyết chung của ba ông Điền, Công, Tâm - cũng là những người bạn thân thiết của nhau. Đây là trang trại chuyên canh chuối khép kín từ khâu sản xuất cây giống, đến trồng chuối thương phẩm, bắt đầu từ năm 2013, trên diện tích 50ha tại thôn 8, xã Gia Hiệp, huyện Di Linh.

14/02/2015
Giải Pháp Cho Thương Hiệu Thanh Long Bình Thuận Giải Pháp Cho Thương Hiệu Thanh Long Bình Thuận

Điều mọi người đều dễ nhận thấy là việc xây dựng và quản lý quy hoạch phát triển thanh long còn lúng túng, diện tích cây thanh long tăng quá nhanh một cách tự phát do lợi nhuận cao. Theo kế hoạch mấy năm trước đây, diện tích cây thanh long đến năm 2015 là 15 nghìn ha, nhưng đến nay con số đã xấp xỉ 30 nghìn ha.

14/02/2015
Mô Hình Nuôi Cá Lồng Ở Chiềng Hoa (Mường La, Sơn La) Mô Hình Nuôi Cá Lồng Ở Chiềng Hoa (Mường La, Sơn La)

Tuy nhiên bà con luôn lo lắng về bệnh dịch vì năm nào cũng xảy ra dịch bệnh viêm ruột, trùng quả dưa, đốm đỏ... làm cá chết hàng loạt. Trong khi đó, bà con chủ yếu nuôi cá theo kinh nghiệm, chưa có phương pháp phòng trừ, việc chữa trị còn lúng túng, gây thiệt hại lớn đến kinh tế của các hộ nuôi...

25/02/2015
Giáp Tết, Ngư Dân Đức Phổ (Quảng Ngãi) Đánh Bắt Gần Bờ Trúng Đậm Ruốc Và Cá Cơm Giáp Tết, Ngư Dân Đức Phổ (Quảng Ngãi) Đánh Bắt Gần Bờ Trúng Đậm Ruốc Và Cá Cơm

Sau khi trừ chi phí, chủ tàu thu được hàng chục triệu đồng, mỗi ngư dân đi bạn được chia trên dưới 1 triệu đồng. Riêng tàu cá QNg – 98214 TS của ngư dân Nguyễn Mai thu được hơn 3 tấn. Anh thu được khoản lãi gần 20 triệu đồng, mỗi ngư dân đi bạn được chia 1 – 1,5 triệu đồng.

25/02/2015