Tái Cơ Cấu Nông Nghiệp Xây Dựng Nông Thôn Mới Vùng ĐBSCL
Tại Diễn đàn, có 67 dự án đăng ký và ký kết đầu tư vào vùng ĐBSCL với số tiền 22.000 tỷ đồng.
Tối 5/11, tại Quảng trường Bạch Đằng, thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng đã diễn ra lễ khai mạc Diễn đàn Hợp tác kinh tế ĐBSCL năm 2014 với chủ đề “Tái cơ cấu nông nghiệp – xây dựng nông thôn mới vùng đồng bằng sông Cửu Long”. Đến dự có Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh, Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ, đồng chí Trương Vĩnh Trọng, Nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ, đại diện các Bộ , ngành Trung ương và địa phương, các doanh nghiệp cùng đông đảo người dân trong và ngoài tỉnh Sóc Trăng tham dự.
Phát biểu tại lễ khai mạc, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh nhấn mạnh, Diễn đàn lần này nhằm tìm kiếm các giải pháp, tạo động lực mạnh mẽ hơn nữa cho sự phát triển cũng như cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân ĐBSCL, đồng thời tập trung giải quyết, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện tốt nhất cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước đã, đang và sẽ làm ăn, kinh doanh trên vùng đất này.
Bên cạnh đó, hoạt động của Diễn đàn cần gắn kết hơn nữa với thực tiễn, giải quyết những bức xúc, những vấn đề đặt ra trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Vùng, thông qua việc cụ thể hóa các kiến nghị, đề xuất của các địa phương, các nhà khoa học, các nhà đầu tư thành cơ chế, chính sách; chủ động tạo nguồn lực, cơ chế thông thoáng, tăng cường liên kết để đẩy mạnh thu hút đầu tư, đặc biệt là đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, những lĩnh vực có tính lan tỏa cao nhằm đưa ĐBSCL trở thành vùng kinh tế năng động, phát triển nhanh và bền vững.
Về mục tiêu phát triển kinh tế gắn với các chính sách xã hội Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Văn Ninh đề nghị: “Tôi đề nghị các Bộ, ngành Trung ương, các địa phương trong vùng quan tâm hơn nữa đến mục tiêu quan trọng nhất mà Diễn đàn hướng tới là kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với bảo đảm an sinh xã hội, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, nhất là đối với người nghèo, người dân tộc, đồng bào ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa.
Bên cạnh đó, hoạt động của Diễn đàn cần gắn kết hơn nữa với thực tiễn, giải quyết những bức xúc, những vấn đề đặt ra trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Vùng, thông qua việc cụ thể hóa các kiến nghị, đề xuất của các địa phương, các nhà khoa học, các nhà đầu tư, đặc biệt là đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, những lĩnh vực có tính lan tỏa cao nhằm đưa Đồng bằng sông Cửu Long trở thành vùng kinh tế năng động, phát triển nhanh và bền vững”.
Tại Diễn đàn, có 67 dư án đăng ký và ký kết đầu tư vào vùng ĐBSCL với số tiền 22.000 tỷ đồng. Các ngân hàng thương mại và các doanh nghiệp ủng hộ 470 tỷ đồng cho quỹ An sinh xã hội. Trong đó, 120 tỷ đồng xây dựng Bệnh viên Đa khoa Trần Đề, huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng phục vụ chăm sóc sức khỏe cho người dân. Số tiền còn lại phân bổ cho các tỉnh trong khu vực xây dựng cơ sở hạ tầng, chăm lo đời sống đồng bào nghèo.
Có thể bạn quan tâm
Mới đây, ông Lê Văn Hận, cán bộ kỹ thuật Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư thị xã Ngã Bảy (Hậu Giang) vừa được Hội đồng Khoa học và Công nghệ thị xã cho phép thực hiện dự án trồng cam sành không hạt.
Trong tháng 8, nông dân huyện Long Hồ (Vĩnh Long) đã thu hoạch 5.653 tấn trái cây các loại, so với cùng kỳ năm trước tăng hơn 2,2%.
Theo thống kê của ngành nông nghiệp tỉnh Hậu Giang, hiện toàn tỉnh có khoảng 1.000ha đất trồng chanh không hạt, tập trung nhiều nhất là ở các xã Đông Thạnh, Đông Phước A… của huyện Châu Thành, tăng 980ha so với năm 2009.
Không chỉ đi đầu trong phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập chính đáng cho gia đình, nhiều lãnh đạo, cán bộ cơ sở ở Hà Tĩnh còn nỗ lực truyền ngọn lửa quyết tâm cho người nông dân.
Thủ tướng đánh giá 10 năm qua, Hà Tĩnh đã có bước phát triển nhảy vọt, vượt bậc mà nổi bật là thành tích về kinh tế với mức tăng trưởng bình quân 5 năm qua là 20% GDP.