Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mô Hình Thí Điểm Chuỗi Cung Cấp Sản Phẩm Chè An Toàn

Mô Hình Thí Điểm Chuỗi Cung Cấp Sản Phẩm Chè An Toàn
Ngày đăng: 07/11/2014

An toàn thực phẩm là vấn đề hết sức quan trọng trong đời sống xã hội, để có nông sản thực phẩm an toàn đòi hỏi có sự tham gia của người sản xuất, người kinh doanh, người tiêu dùng và các cấp quản lý, giám sát chất lượng các sản phẩm nông sản (rau, củ, quả, chè, thịt gia súc, gia cầm…) trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường.

Xây dựng và phát triển các chuỗi thực phẩm an toàn "từ trang trại đến bàn ăn" là một giải pháp có tính đột phá và bền vững để quản lý tốt chất lượng nông sản, đảm bảo an toàn thực phẩm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Trong đó chè là sản phẩm đang được sản xuất, tiêu thụ nhiều. 

 Là tỉnh có truyền thống trồng, chế biến chè, hiện nay  toàn tỉnh đã có 16.080ha, năng suất đạt 9,7 tấn/ha và sản lượng chè búp tươi đạt 136.195 tấn; hệ thống chế biến toàn tỉnh hiện có 62 công ty, xí nghiệp, cơ sở chế biến chè xanh, chè đen và các loại chè cao cấp công suất trên 1 tấn búp tươi/ngày và trên 1.200 cơ sở chế biến chè thủ công, quy mô nhỏ, trong đó có 9 làng nghề chế biến chè được công nhận. Sản phẩm chè của tỉnh Phú Thọ không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà đã xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới như: Ấn Độ, Trung Quốc, Đức, Anh, Pakistan...

Đặc biệt, sản phẩm chè của Phú Thọ đã vào được một số thị trường khó tính như: Đức, Mỹ, Hà Lan, Nhật... Tuy nhiên, vẫn còn tình trạng một số cơ sở sản xuất, chế biến chè chưa theo hướng an toàn, sản phẩm sản xuất ra chủ yếu là chè bán thành phẩm, không có thương hiệu nên giá thành thấp.

 Nhằm nâng cao hiệu quả trong sản xuất chè, xây dựng và phát triển thương hiệu chè xanh Phú Thọ chất lượng cao đảm bảo an toàn thực phẩm, hình thành mối liên kết chặt chẽ giữa nông dân với các doanh nghiệp trong suốt quá trình từ sản xuất, chế biến đến khi sản phẩm được lưu thông ra thị trường; từ năm 2013, Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản đã phối hợp với Cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản triển khai thí điểm mô hình chuỗi cung cấp sản phẩm chè an toàn. Trên cơ sở kết quả khảo sát, thu thập thông tin và đánh giá hiện trạng hoạt động của các cơ sở sản xuất, kinh doanh chè trên địa bàn tỉnh 3 doanh nghiệp đã được lựa chọn tham gia thí điểm là Công ty TNHH chè Hà Trang, Công ty TNHH một thành viên tư vấn đầu tư phát triển chè và cây nông lâm nghiệp và Công ty TNHH chè xuất khẩu Bảo Long.

 Sản xuất theo chuỗi là phương thức sản xuất mới, để đáp ứng đòi hỏi phải đổi mới phương thức tổ chức sản xuất và phương thức quản lý phù hợp.

Vì vậy, để mô hình chuỗi chè triển khai thành công, trước khi bước vào thực hiện Chi cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản đã phối hợp với Trung tâm chất lượng Vùng 1 tập huấn, hướng dẫn cho cán bộ quản lý cấp huyện, xã; người lao động về quy trình sản xuất theo VietGAP trên nương chè, chương trình quản lý chất lượng sản phẩm trong sơ chế, chế biến chè theo tiêu chuẩn Quốc tế  HACCP, ISO - 22000.

Thường xuyên cử cán bộ hướng dẫn các hộ nông dân tuân thủ đúng các quy định về bón phân, phun thuốc bảo vệ thực vật theo nguyên tắc “4 đúng”, đảm bảo thời gian cách ly trước khi thu hoạch đặc biệt hướng dẫn cách ghi chép sổ sách các nguyên liệu đầu vào, sản lượng thu hoạch, cách kiểm tra giám sát nội bộ... để quản lý nguyên liệu chè búp tươi và có biện pháp phòng ngừa khi xác định rõ nguyên nhân nguyên liệu ở công đoạn đưa vào chế biến không đảm bảo an toàn thực phẩm.

Trung tâm chất lượng Vùng 1 đã cấp giấy chứng nhận sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP với diện tích 72,5ha cho vùng nguyên liệu của 3 doanh nghiệp trên. Chi cục đã hỗ trợ, hướng dẫn các doanh nghiệp nâng cấp nhà xưởng, trang thiết bị, hoàn thiện dây chuyền chế biến đáp ứng điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm theo quy định.

Chi cục đã thường xuyên lấy mẫu phân tích để giám sát chất lượng, qua nhiều đợt lấy mẫu phân tích (25 mẫu chè tươi, 25 mẫu chè khô) các sản phẩm đều đảm bảo an toàn không phát hiện dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, hàm lượng đạm kim loại nặng, chất kích thích sinh trưởng... Nhà máy chế biến chè của Công ty TNHH chè xuất khẩu Bảo Long được cấp giấy chứng nhận ISO-22000, Công ty TNHH một thành viên tư vấn và phát triển chè và Công ty TNHH chè Hà Trang được cấp giấy chứng nhận HACCP.

Các sản phẩm chè xanh chất lượng cao mang thương hiệu chè xanh Phú Thọ như chè nhài, chè Ôlong, chè xanh Phú Hộ… đưa ra thị trường đều dán logo, tem nhãn nhận diện sản phẩm được sản xuất theo chuỗi đang dần từng bước chiếm lĩnh thị trường, được các đại lý, công ty ký kết hợp đồng bao tiêu, ngoài ra các sản phẩm chè xanh chất lượng cao này đang trong quá trình xúc tiến đưa vào tiêu thụ trong hệ thống các siêu thị của Big C trên toàn quốc.

 Mô hình thí điểm chuỗi cung cấp sản phẩm chè an toàn đã đem lại hiệu quả kinh tế cho các doanh nghiệp khi có đầu ra tiêu thụ sản phẩm ổn định, giá bán cao do sản phẩm xây dựng được thương hiệu, chất lượng an toàn tạo được lòng tin của người tiêu dùng khi lựa chọn sản phẩm.

Trên cơ sở kết quả mô hình, Chi cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản sẽ tổng kết, đánh giá, tuyên truyền nhân ra diện rộng chuỗi thực phẩm chè an toàn trong năm 2015. Tuy nhiên, để chuỗi thực phẩm an toàn phát triển bền vững rất cần có sự vào cuộc của các cơ quan quản lý cũng như sự tham gia tích cực của người sản xuất, người kinh doanh và người tiêu dùng trong hoạt động giám sát, quản lý chất lượng, xây dựng thương hiệu nông sản và gia tăng giá trị sản xuất.


Có thể bạn quan tâm

Mồng Tơi Lấy Hạt Được Giá Mồng Tơi Lấy Hạt Được Giá

Một số hộ dân xã Long Kiến (Chợ Mới - An Giang) rất phấn khởi vì thu hoạch mồng tơi lấy hạt đạt năng suất cao, giá cả ổn định, đem lại thu nhập khá cho nông dân.

02/04/2014
Thu Nhập Cao Từ Làm Vườn Thu Nhập Cao Từ Làm Vườn

Hơn 10 năm trước, vợ chồng anh Phạm Văn Tiến (44 tuổi) ở thôn Liên Trì 1, xã Bình Kiến (TP Tuy Hòa, Phú Yên) thuộc diện khó khăn, nhưng với nghị lực vượt khó, anh không chỉ vươn lên thoát nghèo mà trở thành nông dân sản xuất kinh doanh giỏi.

02/04/2014
Phát Triển Cánh Đồng Liên Kết Doanh Nghiệp Phải Là “Nhạc Trưởng” Phát Triển Cánh Đồng Liên Kết Doanh Nghiệp Phải Là “Nhạc Trưởng”

Ngày 31-3, tại Đồng Tháp, Bộ NN-PTNT tổ chức hội thảo bàn về việc triển khai thực hiện Quyết định 62/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về “Chính sách khuyến khích hợp tác, liên kết sản xuất gắn với chế biến và tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn”.

02/04/2014
"Ẩn Số" Thanh Long Ruột Đỏ?

Diện tích cây thanh long trên địa bàn huyện Xuân Lộc (Đồng Nai) hiện nay trên 180 hécta, trong đó thanh long ruột đỏ chiếm 142 hécta. Theo kế hoạch của Phòng Nông nghiệp - phát triển nông thôn huyện Xuân Lộc, đến năm 2020 diện tích thanh long ruột đỏ trên toàn huyện sẽ đạt mức 1.500 hécta, rải đều trên 13 xã và thị trấn.

02/04/2014
Dưa Hấu Nghịch Vụ, Giá Giảm 700 - 800 Đồng/kg Dưa Hấu Nghịch Vụ, Giá Giảm 700 - 800 Đồng/kg

Vào thời điểm này, nông dân trên địa bàn tỉnh Hậu Giang đang vào vụ thu hoạch dưa hấu nghịch vụ (dưa lạc hậu). Năm nay do thời tiết không thuận lợi, thường xuyên xuất hiện sương mù, sâu bệnh nên năng suất dưa tương đối thấp, mỗi công dưa khoảng 2 tấn trái, giảm 50% so với cùng kỳ.

02/04/2014