Trồng cây che bóng giúp cây chè sinh trưởng tốt

Bên cạnh đó, do chè là cây ưa ánh sáng tán xạ, không chịu ánh nắng trực tiếp nên nắng nóng, nhiệt độ cao sẽ khiến chè khó phát triển. Giải pháp tốt nhất là trồng các loại cây che bóng cho cây chè, đặc biệt là lựa chọn các loại cây có độ che phủ rộng, lá nhỏ như muồng lá kim, xoan vừa tạo độ râm mát đồng thời vẫn đảm bảo ánh sáng cho cây chè sinh trưởng. Qua khảo nghiệm, đánh giá thì những đồi chè có trồng cây che bóng thường cho năng suất cao hơn từ 10% đến 15% so với những đồi chè không có cây che bóng.
Trồng cây che bóng cho chè thực ra không phải là giải pháp kỹ thuật mới. Biện pháp này đã được phổ biến từ lâu, được nhiều công ty như Công ty TNHH một thành viên chè Phú Bền, Công ty chè Phú Đa áp dụng cho các đồi chè của công ty. Ông Trần Chí Phương, công nhân của Công ty chè Đoan Hùng, thuộc Công ty TNHH một thành viên chè Phú Bền khẳng định: Gia đình tôi có 1,4ha chè, dưới sự hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật, tôi trồng cây che bóng cho chè với mật độ khoảng 350 cây xoan đã cho thấy hiệu quả rõ rệt. Thời gian nắng nóng đỉnh điểm vừa qua, những hộ không thể thu hoạch được chè nguyên liệu do cây ngừng sinh trưởng. Ngoài ra, cứ theo chu kỳ thu hoạch thì từ 7-8 năm tôi lại đốn xoan, bán cũng được thêm khoảng 40, 50 triệu đồng tiền gỗ nên cũng có thêm khoản thu nhập để trang trải.
Việc trồng cây che bóng cho chè mang lại hiệu quả kinh tế rõ ràng nhưng vẫn còn khá nhiều hộ, đặc biệt là diện tích chè của các hộ tự trồng không thích trồng. Nguyên nhân chủ yếu là do họ sợ các loại cây che bóng sẽ tranh chấp chất dinh dưỡng với cây chè. Ngoài ra, hiện nay đại đa số các hộ khi thu hoạch đều dùng máy, lá cây rụng xuống sẽ lẫn với chè, khó loại bỏ, các cành mọc lan, thấp cũng ảnh hưởng đến việc di chuyển….
Mới đây, lãnh đạo ngành NN&PTNT đã đề nghị các địa phương có diện tích chè lớn khuyến khích bà con nên tăng cường trồng các loại cây che bóng cho chè để đảm bảo cho chè sinh trưởng ổn định, giữ được năng suất, cung cấp đầy đủ nguyên liệu cho các doanh nghiệp, cơ sở chế biến, tránh thiệt hại kinh tế cho chính các hộ trồng chè.
Có thể bạn quan tâm

Trong những năm gần đây, môi trường thuỷ sản là một trong những lợi thế để phát triển kinh tế nông nghiệp hàng hoá ở huyện Bình Xuyên (tỉnh Vĩnh Phúc). Tuy nhiên, vào mùa mưa bão hàng năm, nhiều hộ gia đình gặp khó khăn trong việc bảo vệ thủy sản do môi trường bị biến động, thay đổi đột ngột làm cho thủy sản sinh trưởng và phát triển kém.

Cà Mau có điều kiện thuận lợi để phát triển nuôi tôm công nghiệp. Cái duy nhất hiện nay chúng ta còn thiếu để đi đến thành công là chưa lắm vững kỹ thuật nuôi.

Theo ngành Nông nghiệp tỉnh Bình Định, đến nay nông dân các địa phương trong tỉnh đã sử dụng trên 1.681 ha mặt nước để nuôi tôm, trong đó diện tích mặt nước thả nuôi tôm thẻ chân trắng 483,3 ha, tôm sú 1.197,7 ha.

Dù đang vào mùa đánh bắt chính nhưng nhiều ngư dân đành cho tàu nằm bờ vì một số mặt hàng hải sản rớt giá, trong khi chi phí cho mỗi chuyến ra khơi lại tăng cao.

Ngày 29/5/2015, tại huyện Phước Long, Phân viện Nuôi trồng thủy sản Minh Hải phối hợp Trung tâm khuyến nông - khuyến ngư Bạc Liêu và UBND huyện Phước Long tổ chức Hội thảo chuyên đề: “Tìm giải pháp khắc phục tình trạng tôm chết mô hình quảng canh cải tiến”. Có hơn 100 bà con nông dân vùng chuyển đổi nuôi trồng thủy sản của huyện Phước Long tham dự.