Đánh Bắt Bằng Ngư Cụ Cấm Nguy Cơ Huỷ Diệt Thuỷ Sản Hồ Dầu Tiếng (Tây Ninh)
Liên tục từ năm 2005 đến nay, tỉnh Tây Ninh đã đầu tư hơn 4 tỉ đồng để thả bổ sung các loại cá giống xuống hồ Dầu Tiếng (Tây Ninh).
Nhờ sự đầu tư kịp thời, sản lượng đánh bắt hàng năm đã đạt 3.500 tấn thủy sản, giúp cho hơn 1.300 người có việc làm, có thu nhập. Nhưng hiện nay, tình trạng sử dụng các ngư cụ bị cấm đang tái diễn tràn lan, dẫn đến nguồn cá giống vừa bổ sung có nguy cơ bị huỷ diệt.
Ven theo bờ đập của hồ, nhiều cảnh tượng làm ăn, sinh sống của người dân diễn ra rất lộn xộn, nhếch nhác, ghe thuyền neo đậu rải rác khắp nơi. Cách cống số 1 không xa có hàng trăm ghe thuyền tụ lại, người dân che chắn lều trại tạm bợ ven bờ đập như một làng chài di động.
Những người sử dụng phương tiện đánh bắt thuỷ hải sản thô sơ, truyền thống không phải đăng ký và không nộp bất kỳ loại lệ phí nào. Trong khi đó, tình trạng sử dụng các phương tiện đánh bắt mang tính hủy diệt vẫn diễn ra khá phổ biến, như việc ủ chà, lưới mành mành kéo tay, ghe cào có gắn xung điện (nhủi), vó đèn, đăng dến, chích điện v.v…
Dọc theo đầu nguồn hồ Dầu Tiếng, người dân dùng dây giăng phó đèn đêm như mắc cửi, làm cản trở việc lưu thông của các loại ghe tàu qua lại. Ven theo bờ hồ và các đảo, cù lao trong hồ, dến (lưới mành mành) đăng kín mọi nơi; dưới mặt nước la liệt các bãi ủ chà, nhiều bãi ủ chà ở độ sâu dưới mặt nước hơn 10 mét. Một đống chà ủ dưới đáy hồ mỗi lần khai thác là đủ các loại thuỷ sản bị bắt, có mẻ vớt chà cho thu hoạch tới 500 kg thủy sản.
Anh Nguyễn Văn Hải, một ngư dân chuyên sống bằng nghề dăng lưới bén trong hồ Dầu Tiếng than phiền, mấy phương tiện đánh bắt hủy diệt làm cạn kiệt nguồn thuỷ sản trong hồ, khi nước rút một số người lại bao chiếm, mua bán vùng đánh bắt làm cho những người sống bằng nghề đánh bắt truyền thống rất khó khăn…
Chính quyền và các ngành liên quan cần tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục và xử phạt thật nghiêm khắc đối với những người đánh bắt cá giống mới thả bổ sung. Đặc biệt, phải kiên quyết cấm tuyệt đối những loại ngư cụ đánh bắt mang tính hủy diệt đang tái diễn tràn lan như hiện nay.
Có thể bạn quan tâm
Sau dưa hấu, giờ đến lượt muối Sa Huỳnh (Đức Phổ) rớt giá thê thảm. Đã bao nhiêu năm, vậy mà muối Sa Huỳnh vẫn chưa có lối thoát. Trên những cánh đồng muối vẫn còn đó nhiều mảnh đời cơ cực.
Được một cán bộ Trung tâm Nông nghiệp huyện Đạ Huoai (Lâm Đồng) giới thiệu, chúng tôi háo hức vượt hơn 10km đường rừng lên núi cao để đến thăm mô hình nuôi cá tầm của ông Mai Thanh Lâm (62 tuổi, ngụ tổ dân phố 13, thị trấn Mađaguôi). Trại cá tầm của ông Lâm ở dưới chân thác Ba Tầng.
Thời điểm này, các địa phương trên địa bàn TP Hà Nội đang tích cực chăm sóc lúa Xuân song song với chuẩn bị tốt các điều kiện cho vụ mùa tới.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lâm Đồng vừa cho biết, do những trận mưa lớn, mưa đá diễn ra liên tục trong thời gian qua khiến cho sản lượng rau của tỉnh bị giảm.
Nguyên nhân do vừa thu hoạch xong đợt cho trái lần 2 thì nhiều vườn ớt xuất hiện tình trạng cây chết hàng loạt.