Trồng cây che bóng giúp cây chè sinh trưởng tốt

Bên cạnh đó, do chè là cây ưa ánh sáng tán xạ, không chịu ánh nắng trực tiếp nên nắng nóng, nhiệt độ cao sẽ khiến chè khó phát triển. Giải pháp tốt nhất là trồng các loại cây che bóng cho cây chè, đặc biệt là lựa chọn các loại cây có độ che phủ rộng, lá nhỏ như muồng lá kim, xoan vừa tạo độ râm mát đồng thời vẫn đảm bảo ánh sáng cho cây chè sinh trưởng. Qua khảo nghiệm, đánh giá thì những đồi chè có trồng cây che bóng thường cho năng suất cao hơn từ 10% đến 15% so với những đồi chè không có cây che bóng.
Trồng cây che bóng cho chè thực ra không phải là giải pháp kỹ thuật mới. Biện pháp này đã được phổ biến từ lâu, được nhiều công ty như Công ty TNHH một thành viên chè Phú Bền, Công ty chè Phú Đa áp dụng cho các đồi chè của công ty. Ông Trần Chí Phương, công nhân của Công ty chè Đoan Hùng, thuộc Công ty TNHH một thành viên chè Phú Bền khẳng định: Gia đình tôi có 1,4ha chè, dưới sự hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật, tôi trồng cây che bóng cho chè với mật độ khoảng 350 cây xoan đã cho thấy hiệu quả rõ rệt. Thời gian nắng nóng đỉnh điểm vừa qua, những hộ không thể thu hoạch được chè nguyên liệu do cây ngừng sinh trưởng. Ngoài ra, cứ theo chu kỳ thu hoạch thì từ 7-8 năm tôi lại đốn xoan, bán cũng được thêm khoảng 40, 50 triệu đồng tiền gỗ nên cũng có thêm khoản thu nhập để trang trải.
Việc trồng cây che bóng cho chè mang lại hiệu quả kinh tế rõ ràng nhưng vẫn còn khá nhiều hộ, đặc biệt là diện tích chè của các hộ tự trồng không thích trồng. Nguyên nhân chủ yếu là do họ sợ các loại cây che bóng sẽ tranh chấp chất dinh dưỡng với cây chè. Ngoài ra, hiện nay đại đa số các hộ khi thu hoạch đều dùng máy, lá cây rụng xuống sẽ lẫn với chè, khó loại bỏ, các cành mọc lan, thấp cũng ảnh hưởng đến việc di chuyển….
Mới đây, lãnh đạo ngành NN&PTNT đã đề nghị các địa phương có diện tích chè lớn khuyến khích bà con nên tăng cường trồng các loại cây che bóng cho chè để đảm bảo cho chè sinh trưởng ổn định, giữ được năng suất, cung cấp đầy đủ nguyên liệu cho các doanh nghiệp, cơ sở chế biến, tránh thiệt hại kinh tế cho chính các hộ trồng chè.
Related news

Dự báo, năng suất chỉ đạt khoảng 50-60% so với năm ngoái. Ông Đỗ Văn Thành, ở ấp Nhơn Phú 1, xã Nhơn Nghĩa A, cho hay: “Vào thời điểm để trái, thấy cây ra bông mà mừng trong bụng, vì nghĩ rằng năm nay sẽ trúng mùa. Nhưng không hiểu vì sao, tuy có ra bông nhưng số trái đậu rất thấp và trái bị rụng khá nhiều, mặc dù đã không ít lần xịt thuốc phòng chống sâu bệnh”.

Dồn điền đổi thửa (DĐĐT) là hướng đi đang được thôn Dương Đàn, xã Tam Dân triển khai nhằm thúc đẩy nông nghiệp phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa.

Theo kế hoạch, vụ Đông xuân năm nay, huyện Long Mỹ sẽ xuống giống 27.000ha, tương đương với cùng kỳ. Lịch thời vụ được chia làm 3 đợt: Đợt 1: từ ngày 27-11 đến 4-12 (nhằm ngày 6 đến 13-10 âm lịch); đợt 2: từ ngày 24 đến 31-12 (nhằm ngày 3 đến 10-11 âm lịch); đợt 3: từ ngày 16 đến 23-1-2015 (nhằm ngày 26-11 đến 4-12 âm lịch).

Được bao bọc bởi hai con kênh N2 và N4 thuộc hệ thống kênh Phú Ninh nhưng hơn 5ha đất ruộng thuộc khối phố 4 (phường Trường Xuân, TP.Tam Kỳ) chỉ có thể sản xuất 1 vụ lúa đông xuân nhờ nước trời. Còn những tháng mùa hè như hiện nay thì đành bỏ hoang.

Mới sáng sớm, anh Nguyễn Hữu Tâm, Chủ nhiệm Tổ hợp tác trái cây Việts (Chợ Lách, Bến Tre) đã bấm điện thoại cho chúng tôi phấn khởi báo tin vui: “Các nhà vườn trong Tổ hợp tác hiện đang tập trung đóng lô hàng chôm chôm cấp đông đầu tiên lên tới hàng trăm tấn để xuất sang Hàn Quốc. Khi xuất xong lô hàng này chắc chắn sẽ mở thêm cơ hội cho nhiều loại trái cây khác nữa”.