Anh Nguyễn Văn Đực Ương Cá Giống Lợi Nhuận Khá
Vài năm trở lại đây nghề ương, ép cá giống ở phường Nhị Mỹ, thị xã Cai Lậy (Tiền Giang) phát triển mạnh, góp phần nâng cao mức sống cho nhiều nông hộ, trong đó có anh Nguyễn Văn Đực ở khu phố Mỹ An.
Năm 2001, thông qua tập huấn khuyến nông - khuyến ngư, học hỏi kinh nghiệm các lão nông ở địa phương, từ 4.000 m2 đất sản xuất lúa hiệu quả thấp, anh mạnh dạn đào 2 ao, mỗi ao rộng 2.000 m2, nuôi cá trê vàng lai. Qua 4 tháng nuôi sản lượng đạt 2 tấn, bán giá 35.000 đồng/kg, trừ chi phí thu lãi trên 35 triệu đồng. Bình quân mỗi năm thả 3 vụ, thu lợi nhuận 110 triệu đồng/năm.
Từ thành công này, anh duy trì nuôi cá thương phẩm phục vụ thị trường, tùy theo mùa vụ chủ động nuôi các loại cá thương phẩm đáp ứng người tiêu dùng.
Do nghề nuôi cá cho lợi nhuận khá cao nên năm 2005, anh tiếp tục thuê 5.000 m2 đất đào 5 ao nuôi cá điêu hồng đẻ, mỗi ao rộng 1.000 m2, bình quân mỗi ao thả từ 400 - 500 cá bố mẹ, trong đó cá trống chiếm 10% tổng đàn, mỗi tháng vệ sinh ao 1 lần, giúp cá đẻ sai cho sản lượng 150.000 vạn cá bột/tháng, thương lái đến tại ao mua giá 180.000 đồng/vạn, trừ chi phí thức ăn, thuốc thú y thủy sản, công chăm sóc, nhiên liệu bơm tát thu lãi 100 triệu đồng/năm.
Năm 2011 đến nay đầu ra cá điêu hồng không ổn định anh chuyển sang nuôi cá chép Nhật, 3 tháng bán 1 lần, trừ chi phí, lợi nhuận gần 200 triệu đồng/năm.
Trong quá trình nuôi, anh áp dụng đúng các qui trình kỹ thuật trong chăn nuôi thiết kế ao phù hợp, mật độ thả hợp lý, nguồn nước sạch, không nhiễm khuẩn, nhiễm phèn và thuốc bảo vệ thực vật; chọn con giống khoẻ, khẩu phần ăn hợp lý, không dư thừa gây ô nhiễm nguồn nước, chú trọng cho cá ăn vitamine C, men tiêu hóa hạn chế dịch bệnh trong mùa nước nổi hay thời tiết thay đổi, thường xuyên kiểm tra môi trường nước như: độ pH, nhiệt độ, khí độc... để có biện pháp xử lý kịp thời.
Những kinh nghiệm tích lũy được anh tận tình hướng dẫn kỹ thuật giúp bà con trong khu vực cùng phát triển nghề ương, ép cá giống, gương mẫu chấp hành các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước, tích cực đóng góp kinh phí xây dựng các công trình phúc lợi xã hội, xây dựng gia đình văn hóa tiêu biểu ở địa phương. Nhiều năm liền anh được công nhận "Nông dân sản xuất - kinh doanh giỏi" các cấp.
Có thể bạn quan tâm
Đầu tháng 11, cà phê bắt đầu chín rộ, nông dân trồng cà phê các huyện Thuận Châu, Mai Sơn và Thành phố đang khẩn trương thu hái. Năm nay, cà phê được mùa, năng suất bình quân ước đạt 12 tấn/ha, sản lượng trên 100.000 tấn cà phê quả
Năm 2010, trong dịp đi thăm người thân ở tỉnh Đồng Nai, ông Nguyễn Văn Dũng, ở thôn 6, xã Nhân Cơ (Đắk R’lấp - Đắk Nông) tình cờ biết đến mô hình trồng cây lạc dại xen trong vườn tiêu được nhiều người dân tại đây áp dụng.
Ngày 10/11, một số nhà vườn có khoai tây vừa được thu hoạch tại Đà Lạt cho biết, hiện thương lái đang thu mua khoai tây loại 1 tại vườn với giá 18.000 đồng/kg, loại khoai nhỏ nhất, bị nứt có chất lượng không tốt là 7.000 đồng/kg.
Công ty cổ phần mía đường La Ngà (huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai) cho biết, từ ngày 14-11-2015 sẽ chính thức bước vào vụ ép mía đường niên vụ 2015 - 2016
Với một khu vườn trồng xen canh bưởi da xanh, ca cao và măng cụt rất có hiệu quả, ông Đàm Văn Long ở ấp 7, xã An Khánh, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre được Trung ương Hội Nông dân Việt Nam công nhận là nông dân sản xuất giỏi cấp toàn quốc nhiều năm liền.