Khẩn Trương Quy Hoạch Sản Xuất Của Từng Xã!
Tại phiên chất vấn vừa qua với Bộ trưởng Bộ NNPTNT Cao Đức Phát, đại biểu (ĐB) Quốc hội đã nêu thực trạng một số địa phương chỉ chú trọng xây dựng hạ tầng.
Về vấn đề này, ông Phát cho biết, hiện Bộ đã đề nghị các địa phương khẩn trương xây dựng quy hoạch sản xuất để nâng cao thu nhập cho nông dân.
Đã có 200 xã nông thôn mới
Một trong những vấn đề mà các ĐB Quốc hội khá “sốt ruột” là, kết quả mà Chương trình xây dựng NTM đã đạt được sau 3 năm triển khai. ĐB Nguyễn Văn Rinh (đoàn Hải Dương) đặt câu hỏi: “Bộ trưởng có thể cho biết, sau khi điều chỉnh một số chỉ tiêu được hạ thấp tiêu chí xã NTM, hiện nay cả nước đã có bao nhiêu xã đạt chuẩn và để đạt được chỉ tiêu 20% số xã NTM vào năm 2015, Bộ có kiến nghị gì với Quốc hội?”.
Theo Bộ trưởng Cao Đức Phát, xây dựng NTM là chủ trương đúng đắn, hợp lòng dân. Tuy nhiên, đây cũng là nhiệm vụ khó khăn, lâu dài. Về kết quả của chương trình này, ông Phát cho biết: “Nhiệm vụ của chúng ta là tới năm 2015 có 20% xã đạt cả 19 tiêu chí về xây dựng NTM (tức là có 1.815 xã). Tuy nhiên, không chỉ một số xã này mà tất cả các xã khác cũng sẽ phải có số tiêu chí đạt ở mức cao hơn. Tính đến hết năm 2012, cả nước đã có gần 200 xã đạt 19 tiêu chí, bình quân toàn quốc đã đạt 6,41 tiêu chí, tăng 1,13 tiêu chí so với năm 2011”.
Tuy nhiên, để triển khai tiếp tục chương trình này được hiệu quả, ông Phát cho rằng, có 3 vấn đề cần quan tâm, đó là: Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia xây dựng chương trình; Hoàn thành quy hoạch, lập đề án xây dựng NTM; Lồng ghép các nguồn lực để hỗ trợ hộ nông dân, thôn, xóm và các xã thực hiện các nội dung ưu tiên như phát triển sản xuất, thực hiện các tiêu chí không phải là về cơ sở hạ tầng.
Mỗi xã chọn 1 - 3 sản phẩm chủ lực
Tuy đã đạt được nhiều kết quả, song theo ĐB Trần Văn Minh (đoàn Quảng Ninh), trong Chương trình xây dựng NTM, các ngành, địa phương đang quá tập trung vào việc thực hiện các chỉ tiêu xây dựng cơ sở hạ tầng, chưa chú trọng đúng mức đến việc giúp người dân thay đổi phương thức tập quán sản xuất. Từ đó, ông Minh đặt câu hỏi: “Bộ trưởng thấy tới đây cần chỉ đạo và có những giải pháp gì để xây dựng NTM thành công, có hiệu quả, đặc biệt tiết kiệm được nguồn lực trong tình hình khó khăn hiện nay?”.
Đối với vấn đề này, Bộ trưởng Cao Đức Phát thừa nhận: “Hiện đúng là có tình trạng nêu trên. Thực tế, nhiều địa phương đã quan tâm nhiều đến việc thực hiện các chỉ tiêu về xây dựng cơ sở hạ tầng, ít quan tâm đến nhiệm vụ quan trọng hàng đầu là hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất”.
Để giải quyết tình trạng trên, ông Phát cho biết: “Chúng tôi đã có ý kiến và đề nghị với các địa phương là, phải khẩn trương thực hiện việc xây dựng quy hoạch về sản xuất của từng xã một, với tinh thần mỗi xã rà soát để lựa chọn ra 1 đến 3 sản phẩm chủ lực là lợi thế của địa phương mình. “Khi đã lựa chọn rồi, thì cách làm tiếp theo là, tập hợp cán bộ khoa học kỹ thuật hỗ trợ nông dân xây dựng mô hình, vận dụng chương trình đào tạo nghề cho nông dân, hỗ trợ về vật tư cũng như tín dụng để nông dân có thể áp dụng kỹ thuật mới trên diện rộng”-ông Phát gợi ý.
Có thể bạn quan tâm
Hai tàu đánh bắt xa bờ ĐNa 90169 TS của ông Lê Văn Minh (phường Nại Hiên Đông, quận Sơn Trà - Đà Nẵng) và tàu ĐNa 90081TS của ông Đặng Phi (phường Hòa Cường Nam, quận Hải Châu) vừa được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Đà Nẵng hỗ trợ hơn 40 triệu đồng/tàu để câu cá ngừ đại dương.
Vụ mùa năm 2011-2012, ở Cà Mau, dịch bệnh tôm chết gây thiệt hại nặng nề cho nuôi tôm công nghiệp. Đến nay vẫn chưa có kết luận chính xác nguyên nhân tôm chết và cũng chưa có giải pháp khắc phục tôm chết hiệu quả.
Nhờ siêng năng chịu khó, tích cực học hỏi, áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật vào nuôi trồng, những năm qua, nông dân Nguyễn Văn Bé, ấp Hồ Tàu, xã Đông Hải, huyện Duyên Hải (Trà Vinh) đã thành công với mô hình nuôi tôm - cua trong rừng ngập mặn, tạo ra mô hình kinh tế ổn định. Mô hình đã được nhiều người học tập và làm theo.
Chăn nuôi là một trong những thế mạnh của xã Thanh Lương (TX. Bình Long - Bình Phước). Đặc biệt trong 4 năm gần đây, chăn nuôi gia cầm theo hướng an toàn sinh học đang phát triển mạnh về số hộ nuôi và tổng đàn.
Nhãn tiêu da bò trồng ở xã Ea Nuôl (huyện Buôn Đôn - Đak Lak) đạt năng suất bình quân từ 14 - 16 tấn/ha/năm, với giá bán trong dịp tết là trên 20.000 đồng/kg, đã cho người trồng nhãn khoản lợi nhuận đáng kể