Tiêu Hủy 26 Tấn Khoai Tây Trung Quốc Độc Hại

Sáng ngày 15/6, cơ quan chức năng của TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng đã cưỡng chế tịch thu 26 tấn khoai tây Trung Quốc mang đi tiêu hủy vì có chứa chất độc hại.
Số khoai tây trên có xuất xứ từ Trung Quốc, do một tiểu thương nhập về Đà Lạt thông qua công ty TNHH Quốc tế Anh Quân (Hà Nội) và công ty TNHH thương mại & xuất nhập khẩu Vân Linh (Lào Cai).
Cơ quan chức năng đã lấy mẫu từ 2 lô khoai tây vàng và hồng đi kiểm nghiệm tại Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt. Kết quả cho thấy lô khoai tây hồng 26 tấn có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng cho phép.
Cụ thể, hoạt chất Chlorpyrifos trong mẫu khoai tây vượt ngưỡng gấp 16 lần, không an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng. Do đó, UBND TP Đà Lạt quyết định tịch thu tiêu hủy 26 tấn khoai tây hồng này.
Theo chứng từ, số khoai tây được nhập về với giá chỉ hơn 3.000 đồng/kg. Trong khi khoai tây Đà Lạt mới thu hoạch giá 15.000 đồng/kg.
Có thể bạn quan tâm

Từ ngày 29/5 đến nay, giá cà phê nhân trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên nói chung, Đắk Lắk nói riêng tăng lên cao nhất kể từ đầu niên vụ tới nay.

Trong tuần vừa qua, 2lúa có dịp về vùng "nóng" nuôi tôm ở tỉnh Cà Mau. Hiện nay, toàn địa bàn tỉnh Cà Mau đang vào mùa vụ nuôi tôm, các đầm ao đang trong giai đoạn xử lý nước hoặc đã bắt đầu thả tôm

Cây mận vốn là cây ăn quả thế mạnh của nông dân ở huyện Mộc Châu – Sơn La. Tuy nhiên trước đây, người dân thường để cây mận phát triển tự nhiên mà không có kỹ thuật chăm sóc dẫn đến sự suy giảm về chất lượng và giá trị kinh tế, thì những năm gần đây được sự hỗ trợ của các nhà khoa học cùng với các tổ chức hợp tác quốc tế, bà con đã được hướng dẫn cách chăm sóc, đốn tỉa, trẻ hóa vườn mận nhằm tiến tới cải tiến năng suất và chất lượng.

Trước đây, bà con nông dân ở xã Thanh Bình, huyện Chợ Gạo (Tiền Giang) thường "giải quyết" rơm - một phế phẩm trong nông nghiệp bằng cách đốt bỏ. Thế nhưng hiện nay, rơm lại đắt hàng, có giá hơn vì có thể phục vụ trồng rẫy, làm thức ăn cho bò..

Trong vài năm gần đây, nhiều nông dân ở Khánh Hòa đã mạnh dạn chuyển đổi cây trồng truyền thống sang trồng giống xoài R2E2 (còn gọi là xoài Úc), nhờ đó có thu nhập tới hàng trăm triệu đồng mỗi năm.