Hướng Tới Một Vụ Mùa Thắng Lợi

Vụ mùa năm 2013, huyện Hàm Yên có kế hoạch gieo cấy 3.752 ha lúa, năng suất bình quân 58,5 tạ/ha. Thời điểm này toàn huyện đang đẩy nhanh việc thu hoạch lúa vụ xuân và thực hiện thu hoạch xong đến đâu làm đất ngay đến đấy, bố trí gieo mạ vụ mùa trong khung thời vụ tốt nhất.
Trưởng Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Hàm Yên Đàm Ngọc Hưng cho biết, để giành vụ mùa thắng lợi, tạo tiền đề cho cả cây trồng vụ đông tới, phòng có kế hoạch bố trí các trà lúa mùa sớm, mùa chính vụ, mùa muộn cho các xã, thị trấn trên địa bàn. Toàn huyện đã có 61.879 kg giống lúa, trong đó lúa lai 56.175 kg, lúa thuần 5.704 kg được đưa đến người dân; mạ cấy trà sớm đã được gieo từ ngày 10-6 để kịp giải phóng đất cho gieo trồng cây vụ đông là ngô lấy hạt, đậu tương.
Với trà chính vụ, sử dụng các giống lúa lai Tạp giao 1, Nhị ưu 838, Việt lai 20, Hoa ưu số 2, LC 25, LC 212, Nam Dương 99 và các giống lúa thuần KM18, BC15, TBR45, N97, IRi352, và nhóm giống chất lượng HT1, Bắc thơm số 7, HT6, QR1. Trà muộn áp dụng cho những diện tích thường xuyên bị ngập úng ở cos nước 24,5 m trở lên và sử dụng giống lúa thuần KM18, HT1, HT6, Bắc ưu 903 kháng bạc lá và có phương án gieo mạ dự phòng cho toàn bộ diện tích này. Diện tích bị ngập sau ngày 15-8 kiên quyết chuyển đổi sang trồng ngô, đậu tương.
Đội ngũ cán bộ khuyến nông huyện đang tích cực phối hợp với các xã, thị trấn xây dựng quy hoạch cánh đồng gieo cấy cùng giống, cùng trà, xây dựng kế hoạch sản xuất vụ đông cụ thể từng loại cây trồng đến từng cánh đồng của từng thôn bản; tham mưu các biện pháp chỉ đạo thực hiện thời vụ gieo cấy lúa mùa sớm trên diện tích bố trí các loại cây vụ đông sớm có hiệu quả cao (ngô, đậu tương).
Đồng thời, tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, hướng dẫn nhân dân thâm canh, áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất đảm bảo đúng quy trình kỹ thuật. Tăng cường công tác khuyến nông vùng sâu, vùng xa, vùng tái định cư Thủy điện Tuyên Quang, vùng dân tộc ít người, vận động nhân dân tăng cường đầu tư phân bón, sử dụng phân viên nén dúi sâu NK trong sản xuất để đạt năng suất cao.
Hiện nay một khó khăn ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp của Hàm Yên, là một số hồ đập chứa nước phục vụ tưới tiêu cho hàng trăm ha đất sản xuất nông nghiệp của huyện đang trong tình trạng xuống cấp nghiêm trọng. Trong số 520 công trình thủy lợi của huyện 15 công trình bị xuống cấp, tập trung ở một số xã Bằng Cốc, Hùng Đức, Minh Khương, Yên Thuận… Anh Vi Quốc Phòng, Phó Chủ tịch UBND xã Bằng Cốc cho biết, vụ mùa này toàn xã sẽ gieo cấy 143 ha lúa. Xã đã chỉ đạo và hướng dẫn bà con nông dân gieo mạ từ ngày 10-6.
Hiện hệ thống kênh mương tại một số thôn như thôn 3, thôn 4, thôn 7 của xã nhiều đoạn đã xuống cấp, lở, gẫy… ảnh hưởng lớn đến việc lấy nước của bà con nông dân. Để đảm bảo đủ lượng nước tưới tiêu, xã chỉ đạo các thôn khắc phục bằng cách thay bằng các ống tre, HTX Nông lâm nghiệp xã hỗ trợ một phần ống nhựa. Tuy nhiên, với những công trình lớn thì không thể khắc phục theo cách này, như đập thủy lợi Bản Nhạn, ở thôn 4 Mai Hồng. Đập này được xây dựng từ năm 2010 với diện tích hồ chứa nước trên 800 m2, phục vụ tưới tiêu cho trên 20 ha lúa của bà con nông dân trong thôn. Hiện nay đập đã bị rạn nứt và rò rỉ nước, gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất của bà con. Xã đã kiến nghị lên huyện để có phương án khắc phục giúp bà con nông dân.
Còn ở công trình Cây Trám, thôn Xuân Đức, xã Hùng Đức, hồ chứa được xây dựng từ năm 2008 với tổng số vốn đầu tư trên 40 triệu đồng, đảm bảo nguồn nước tưới cho 13,2 ha lúa 2 vụ của thôn nhưng đến nay, công trình không còn phát huy tác dụng, một phần thân đập đã bị mưa lũ làm vỡ, lượng nước suy giảm nên toàn bộ hệ thống kênh mương không thể dẫn nước vào ruộng phục vụ sản xuất.
Trước thực trạng trên, UBND huyện Hàm Yên đã chỉ đạo các xã, thị trấn tổ chức quản lý khai thác tốt các công trình thuỷ lợi hiện có, tận dụng triệt để các nguồn nước để cung cấp cho sản xuất vụ mùa và vụ đông, chủ động điều tiết nước ở các hồ đập chứa nước vào cuối mùa mưa, sử dụng nước tiết kiệm, hợp lý để có đủ nước tưới cho vụ sau. Đối với những công trình đã xuống cấp, phải huy động mọi nguồn lực để duy tu, sửa chữa, đảm bảo an toàn các hồ chứa thuộc các công trình thủy lợi trong mùa mưa bão, góp phần ổn định nguồn nước phục vụ sản xuất.
Có thể bạn quan tâm

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đồng ý tiếp tục triển khai thực hiện Quyết định số 23/QĐ-TTg ngày 06/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án "Phát triển thương mại nông thôn giai đoạn 2010-2015 và định hướng đến năm 2020."

Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, trong lĩnh vực nông nghiệp, chăn nuôi được coi là ngành kinh tế bị tổn thương nhiều nhất khi TPP có hiệu lực, bởi lẽ, đây là ngành phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu chế biến thức ăn của nước ngoài và thiếu sự liên kết bền vững.

Khi tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Việt Nam sẽ có cơ hội tiếp cận nguồn thị trường chung rộng lớn với gần 800 triệu người tiêu dùng và 40% GDP toàn cầu.

Tái cơ cấu nông nghiệp là yêu cầu cấp thiết được nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm, cho ý kiến.Thực tế cho thấy, lĩnh vực nông nghiệp nước ta có quy mô nhỏ, chủ yếu là hộ gia đình nên rất khó khăn khi cạnh tranh với các nước trên thế giới.

Trả lời thêm về vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế trong phiên chất vấn, trả lời chất vấn của Quốc hội, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải cho biết, trong giai đoạn vừa qua, Việt Nam đã tham gia 10 Hiệp định thương mại tự do, chuẩn bị tham gia vào cộng đồng kinh tế ASEAN…