Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Vườn hồng đã chín nhưng chưa ai... màng

Vườn hồng đã chín nhưng chưa ai... màng
Ngày đăng: 27/08/2015

Quả hồng giòn ở A Lưới (Thừa Thiên Huế) rớt giá thê thảm khiến các hộ nông dân gặp khó khăn trong việc tái tạo vườn cây…

Giá thấp

Cây hồng giòn “bén duyên” trên vùng đất A Lưới gần 20 năm nay với hàng nghìn hộ dân tham gia trồng. Về “thủ phủ” của cây hồng ở xã Hồng Bắc, theo ghi nhận của chúng tôi, nhiều vườn cây chín đỏ nhưng không có thương lái tới mua. Bà Kăn Chỉ (thôn Lê Lộc 2, xã Hồng Bắc) cho biết, những năm trước tầm tháng 8 đến tháng 9 (DL), quả hồng bắt đầu chín, thương lái tìm lên mua khá đông, với giá từ 3 nghìn đồng/kg quả xanh và 5 nghìn đồng/kg quả chín. Mùa hồng năm nay thương lái chỉ mua nhỏ giọt, nhiều vườn cây chín nhưng người dân không buồn hái do giá chỉ “lẹt đẹt” 500 - 1.000 đồng/kg.

Quả hồng A Lưới bán giá thấp khiến các hộ tham gia trồng gặp khó khăn

Hộ bà Kăn Chỉ trồng 40 cây các loại hồng khế, hồng cà chua. Năm nay mỗi cây cho thu hoạch trên dưới 1 tạ quả. Với giá 1.000 đồng/kg, tiền bán hồng không đủ chi phí cho công hái chứ không nói đến phân bón cùng các chi phí khác.

Hộ ông Ku Sết (thôn Lê Nin, xã Hồng Bắc) cũng lâm vào tình trạng tương tự. Ku Sết cho biết: Quả hồng A Lưới rất giòn, thơm, ngọt nhưng mùa này bà con để trên cây hay hái xuống đều không ai mua. Mang xuống tận chợ A Lưới cũng chỉ bán được giá 2.000 đồng/kg. Trong khi đó, về Huế, ra chợ hỏi, hồng ở đó người ta bán giá 15 nghìn đồng/kg, giống như hồng ở miền núi A Lưới.”

Ông Lê Văn Thiện, Chủ tịch UBND xã Hồng Bắc thông tin: “Toàn xã có khoảng 12 ha hồng được trồng rải rác trong các vườn nhà dân, phân bố đều trên các thôn. Quả hồng ở Hồng Bắc và các địa phương khác đều rất giòn, ngon. Do đồng bào ở đây không rành chuyện buôn bán nên bị tư thương ép giá, có khi chỉ mua 500 đồng/kg hồng tươi. Vì giá thấp, không bán được nên bà con chẳng mặn mà với vườn cây. Nhiều hộ gia đình chặt cây hồng trồng các loại cây ăn quả khác.”

Thiếu chăm sóc

Ở các địa phương khác như A Ngo, Hương Lâm, thị trấn A Lưới, các hộ dân đều lâm vào tình cảnh tương tự khi hồng rớt giá, họ bỏ bê vườn cây không chăm sóc. Ông Hồ Văn Tin (thôn Hợp Thanh, xã A Ngo) trồng hơn 30 cây hồng, năm được giá thu hơn chục triệu đồng. Năm nay quả hồng không bán được nên ông không buồn chăm sóc cây.

Ông Tin tâm sự: “Trước đây bình quân mỗi cây tầm cuối mùa vụ mình bón khoảng 10 kg NPK cùng 1,5 tạ phân chuồng. Đào hố sâu chừng 0,5m ngang tán cây rồi bỏ phân. Mấy năm trở lại đây, hồng không bán được nên không bón phân nữa, chuyển sang trồng các loại cây ăn quả khác có hiệu quả kinh tế hơn.”

Ông Văn Lập, Trưởng phòng NN&PTNT huyện A Lưới cho hay, giá hồng thấp ảnh hưởng đến sinh kế nhiều hộ dân cũng như khả năng tái tạo vườn cây cho những mùa vụ sau. Trước đây, địa phương cũng đã thực hiện một số giải pháp “cứu” vườn cây hồng của đồng bào nhưng không hiệu quả. “Hiệu quả kinh tế không cao, bà con chặt bỏ cây hồng là điều dễ hiểu”- ông Lập nói.

Ông Hồ Văn Ngưm, Phó Chủ tịch UBND huyện A Lưới cho biết, cây hồng A Lưới được trồng từ những năm 1996 - 1997, thông qua dự án của một tổ chức phi chính phủ tài trợ nguồn giống, phân bón và kỹ thuật. Đến nay, toàn huyện có 150 ha cây ăn quả, trong đó có khoảng 60 ha cây hồng. Quả hồng nhiều năm liền giá cả xuống thấp liên tục nên diện tích vườn cây đã bị giảm đi rất nhiều.

“Những năm 1998 - 1999, địa phương đầu tư máy sấy thu mua quả hồng của bà con để sấy khô, làm rượu hồng nhưng sản phẩm không đảm bảo chất lượng nên khó tiêu thụ. Do tập quán canh tác của đồng bào cùng với việc thiếu kỹ thuật chăm sóc nên vườn cây hồng dần “lụi tàn” theo thời gian.” - ông Hồ Văn Ngưm, Phó Chủ tịch UBND huyện A Lưới.


Có thể bạn quan tâm

Công ty lâm nghiệp Yên Lập nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng đất Công ty lâm nghiệp Yên Lập nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng đất

Là doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Tổng công ty Giấy Việt Nam, Công ty lâm nghiệp Yên Lập (tiền thân là Lâm trường Yên Lập được thành lập từ năm 1963) được giao nhiệm vụ trồng, quản lý, bảo vệ và khai thác rừng sản xuất đáp ứng nguyên liệu ngành giấy, ngoài ra công ty còn tổ chức sản xuất kinh doanh giống cây lâm nghiệp, chế biến lâm sản...

21/05/2015
Kinh nghiệm tổ chức diệt chuột tập trung ở Hạ Hòa Kinh nghiệm tổ chức diệt chuột tập trung ở Hạ Hòa

Vụ chiêm xuân năm nay huyện Hạ Hòa gieo cấy được gần 4.000ha lúa. Hiện lúa sinh trưởng và phát triển tốt, đã trỗ bông chờ ngày thu hoạch. Để bảo vệ sản xuất vụ chiêm xuân và nhằm mục tiêu đạt năng suất, sản lượng cao huyện đã chú trọng việc chỉ đạo chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh cho lúa. Đặc biệt huyện đã tập trung chỉ đạo quyết liệt việc tổ chức chiến dịch diệt chuột tập trung. Đến nay, trên đồng ruộng tình trạng chuột phá hại đã giảm hẳn.

21/05/2015
Sức ép cho ngành trồng trọt Sức ép cho ngành trồng trọt

Diễn biến thời tiết bất thường, lũ xuất hiện trái mùa xảy ra cuối tháng 3 vừa qua khiến nông dân dọc vùng sông Vu Gia - Thu Bồn thiệt hại về hoa màu không nhỏ. Chính điều này, buộc ngành trồng trọt phải cơ cấu lại sản xuất, dần bỏ thói quen canh tác theo… kinh nghiệm.

21/05/2015
Tăng sức cạnh tranh cho ngành nông nghiệp Tăng sức cạnh tranh cho ngành nông nghiệp

Với ngành nông nghiệp hiện chiếm khoảng 17% trong cơ cấu kinh tế của địa phương, nhưng tác động trực tiếp tới đời sống của gần 70% dân số như Quảng Ngãi thì việc tăng sức cạnh tranh cho ngành nông nghiệp trong hội nhập kinh tế quốc tế là hết sức cần thiết.

21/05/2015
Ngư dân Quảng Ngãi phấn khởi được nhận tàu vỏ thép hiện đại Ngư dân Quảng Ngãi phấn khởi được nhận tàu vỏ thép hiện đại

Sau gần 7 tháng thi công đóng mới, sáng 20.5, hai chiếc tàu vỏ thép của ngư dân Quảng Ngãi đã chính thức về cảng Sa Kỳ trong niềm vui của ngư dân và lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi.

21/05/2015