Triển Vọng Từ Mô Hình Trồng Keo Tai Tượng Thâm Canh
Ngày 23-10, tại xã Phúc Đường (Như Thanh), Trung tâm Khuyến nông tỉnh tổ chức hội thảo đánh giá kết quả thực hiện mô hình “Trồng rừng cây nguyên liệu thâm canh” (keo tai tượng).
Năm 2012, được Trung tâm Khuyến nông quốc gia đầu tư kinh phí, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã triển khai thực hiện mô hình trồng keo tai tượng thâm canh tại 3 xã, gồm: Phúc Đường, Hải Long (Như Thanh), Thanh Quân (Như Xuân), quy mô 113 ha, với 70 hộ tham gia thực hiện.
Theo đó, các hộ tham gia thực hiện mô hình được hỗ trợ 100% cây giống và kinh phí tập huấn, hội thảo, thông tin tuyên truyền, hỗ trợ 50% tiền phân bón.
Sau 2 năm thực hiện mô hình, theo đánh giá thực tế, đường kính gốc bình quân của mỗi cây keo tai tượng đạt 8-9 cm, chiều cao bình quân đạt 6-6,5 m, cá biệt có cây đạt tới 13 m, so với giống keo đại trà tại địa phương, giống keo tai tượng trồng theo mô hình đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn từ 15 đến 20%.
Quan trọng hơn, việc thực hiện mô hình đã góp phần làm thay đổi cách nghĩ, cách làm của bà con nông dân trong sản xuất và kinh doanh lâm nghiệp, từ chỗ trồng dày, bỏ không chăm sóc, mua giống không rõ nguồn gốc sang trồng rừng có đầu tư thâm canh, mua giống rõ nguồn gốc, trồng và chăm sóc theo đúng quy trình, kỹ thuật.
Từ hiệu quả bước đầu, Trung tâm Khuyến nông tỉnh và bà con nông dân địa phương đang tiếp tục cho mở rộng mô hình.
Có thể bạn quan tâm
Chúng tôi đến tham quan mô hình nuôi ong của gia đình anh Đào Xuân Hải, đội I, bản Phú Ngam, xã Núa Ngam, huyện Điện Biên - một nông dân điển hình thoát nghèo nhờ nuôi ong.
Long Trị là xã có diện tích vườn cây ăn trái lớn nhất của huyện Long Mỹ (Hậu Giang), với 370ha vườn cây ăn trái, trong đó diện tích cây có múi là 250ha, riêng diện tích quít đường 199ha, tổng sản lượng cây có múi cung ứng cho thị trường gần 3.000 tấn trái/năm.
Thời gian gần đây, sản lượng cua nuôi giảm mạnh do người dân dành ao nuôi tôm sú. Giá cua cao nên người dân ven biển Bến Tre hồi sinh nghề rập cua.
Vào vụ cá Nam năm nay, nhờ thời tiết thuận lợi, các đàn cá nổi liên tục xuất hiện với trữ lượng rất lớn nên đã có 65% tàu cá ra khơi khai thác trên các ngư trường từ tỉnh Ninh Thuận đến Bà Rịa-Vũng Tàu.
Từ mô hình trồng bắp thu trái non, lấy phụ phẩm nuôi bò; trồng cỏ voi cặp các bờ kênh, tuyến đê, trên đất trồng lúa… số lượng đàn bò huyện Chợ Mới phát triển đến 22.000 con, đi đầu phong trào nuôi bò của tỉnh. Địa phương đang dần hình thành mô hình chăn nuôi theo hướng trang trại, ứng dụng công nghệ cao.