Triển Vọng Từ Mô Hình Trồng Keo Tai Tượng Thâm Canh

Ngày 23-10, tại xã Phúc Đường (Như Thanh), Trung tâm Khuyến nông tỉnh tổ chức hội thảo đánh giá kết quả thực hiện mô hình “Trồng rừng cây nguyên liệu thâm canh” (keo tai tượng).
Năm 2012, được Trung tâm Khuyến nông quốc gia đầu tư kinh phí, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã triển khai thực hiện mô hình trồng keo tai tượng thâm canh tại 3 xã, gồm: Phúc Đường, Hải Long (Như Thanh), Thanh Quân (Như Xuân), quy mô 113 ha, với 70 hộ tham gia thực hiện.
Theo đó, các hộ tham gia thực hiện mô hình được hỗ trợ 100% cây giống và kinh phí tập huấn, hội thảo, thông tin tuyên truyền, hỗ trợ 50% tiền phân bón.
Sau 2 năm thực hiện mô hình, theo đánh giá thực tế, đường kính gốc bình quân của mỗi cây keo tai tượng đạt 8-9 cm, chiều cao bình quân đạt 6-6,5 m, cá biệt có cây đạt tới 13 m, so với giống keo đại trà tại địa phương, giống keo tai tượng trồng theo mô hình đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn từ 15 đến 20%.
Quan trọng hơn, việc thực hiện mô hình đã góp phần làm thay đổi cách nghĩ, cách làm của bà con nông dân trong sản xuất và kinh doanh lâm nghiệp, từ chỗ trồng dày, bỏ không chăm sóc, mua giống không rõ nguồn gốc sang trồng rừng có đầu tư thâm canh, mua giống rõ nguồn gốc, trồng và chăm sóc theo đúng quy trình, kỹ thuật.
Từ hiệu quả bước đầu, Trung tâm Khuyến nông tỉnh và bà con nông dân địa phương đang tiếp tục cho mở rộng mô hình.
Related news

Anh Nguyễn Mạnh Cường, chủ vựa cá ở phường Núi Sam, thành phố Châu Đốc cho biết: Giá cá chốt từ đầu vụ bán cho người làm mắm được 10.000 đồng/kg. Nhưng do nguồn nguyên liệu ứ thừa, nên từ hai tháng nay, không còn người mua để chế biến các loại mắm, đành phải hạ giá xuống còn 7.000 đồng/kg bán làm thức ăn gia súc!

Trong năm 2015, Chi cục Nuôi trồng thủy sản khuyến cáo bà con ổn định diện tích, thả giống đúng lịch thời vụ. Đẩy mạnh liên kết sản xuất, thành lập các Tổ hợp tác nuôi tôm quy mô lớn, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ tiên tiến nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng năng suất; tăng cường công tác quản lý chất lượng con giống, thức ăn, chế phẩm sinh học, đảm bảo lợi ích cho các hộ nuôi…

Trao đổi với chúng tôi, ông Bùi Mạnh Hà, Chủ tịch UBND xã Thanh Tân cho biết: Ðể tạo điều kiện cho người dân phát triển chăn nuôi theo hướng VietGAP xã hỗ trợ 100% vỏ hầm biogas, thành lập câu lạc bộ chăn nuôi cho người dân tham gia học tập và chia sẻ kinh nghiệm.

Ông Thành cho biết: Con giống tự tìm nên không chuẩn, do nhiều giống gà khác nhau, nên khó khăn cho việc chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh. Bên cạnh đó, việc tìm nguồn thức ăn chăn nuôi cũng gặp không ít khó khăn, giá thành khi mua lẻ các loại thức ăn gia cầm từ các cửa hàng cao, trừ chi phí, lãi thu về không nhiều.

Anh Tô Vũ Lực cho biết: “Gia đình tôi có 4 sào ao nuôi cá giống và cá thương phẩm. Đây là nguồn thu nhập chính của gia đình nên cách đây hơn một tuần, vợ chồng tôi đã xin bèo về thả trên ao để hạn chế gió lạnh. Mấy hôm nay, nhiệt độ xuống thấp, tôi căng thêm bạt trên mặt ao và đóng bè bằng tre nứa thả xuống đáy để cá trú ẩn, tránh rét”.