Triển Vọng Từ Mô Hình Nuôi Cá Đối Mục Ở Hoài Nhơn (Bình Định)

Tình hình dịch bệnh tôm nuôi ở các xã ven biển huyện Hoài Nhơn (Bình Định) làm cho nhiều hộ nuôi tôm ở đây bị thua lỗ; nhiều hồ nuôi tôm còn mầm mống dịch bệnh nhưng chưa có giải pháp khắc phục.
Thành công từ mô hình nuôi cá đối mục trong ao nuôi tôm suy thoái tại xã Tam Quan Nam và thị trấn Tam Quan đã tháo gỡ được nỗi lo của người nuôi tôm, góp phần khôi phục lại môi trường nuôi trồng thủy sản, vừa mở ra hướng đi mới mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân nơi đây.
Đầu tháng 3.2014, Trạm Khuyến nông huyện Hoài Nhơn triển khai mô hình nuôi cá đối mục trong ao nuôi tôm suy thoái. Ông La Đông Quang, ở khối 2, thị trấn Tam Quan, là một trong số 3 hộ ở thị trấn Tam Quan và xã Tam Quan Nam “tiên phong” đăng ký thực hiện mô hình trên ao tôm suy thoái của gia đình. Mô hình được thực hiện trên tổng diện tích 12.000 m2 với lượng giống thả nuôi là 12.000 con có kích cỡ 200 con/kg, mỗi con giống giá 8.000 đồng.
Sau 8 tháng thả nuôi, cá phát triển tốt, tỉ lệ sống đạt gần 90%, trọng lượng trung bình đạt 2-3 con/kg, ước tính sản lượng thu về hơn 4,8 tấn. Nếu với giá bán như hiện nay từ 80.000 đến 120.000 đ/kg, trừ chi phí còn lãi trên 160 triệu đồng. Hiện thị trường đầu ra cũng rất tiềm năng bởi cá đối mục có thịt thơm ngon, được người tiêu dùng ưa chuộng.
Theo ông Quang, cá đối mục rất dễ nuôi, tỉ lệ sống cao, chủ động được nguồn thức ăn tại chỗ như cám gạo, bắp và thức ăn công nghiệp. Cá đối mục là loài ăn tạp, thức ăn chủ yếu là mùn bã hữu cơ, đặc điểm sinh trưởng này rất có lợi cho việc làm sạch môi trường ao nuôi tôm bị suy thoái.
Nếu nuôi cá đối mục xen kẽ với tôm theo tỉ lệ 1/4 thì sẽ mang lại lợi nhuận gấp đôi, đồng thời giảm được thời gian và chi phí thức ăn cho cá. Bởi thức ăn của tôm luôn thừa dưới đáy hồ, khi cho máy đảo chạy sục khí, lượng thức ăn thừa bung lên giúp cá tận dụng thêm nguồn thức ăn tinh sẽ lớn nhanh hơn.
Huyện Hoài Nhơn hiện có 210 ha diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản, chủ yếu là nuôi tôm. Theo số liệu thống kê năm 2013 và 2014 đã có 12,5 ha bị ô nhiễm nặng và không thể nuôi tôm được nữa, nên việc triển khai mô hình nuôi cá đối mục trong ao nuôi tôm suy thoái là rất hợp lý.
Mô hình nuôi cá đối mục trong ao nuôi tôm bị suy thoái đã cho kết quả “kép” rất khả quan, nếu được nhân rộng thì đây là một hướng nuôi mới đầy triển vọng.
Có thể bạn quan tâm

Trong những ngày tháng 8, có dịp về thăm Trung tâm KHKT Giống cây trồng Đạo Đức, chúng tôi thực sự ngỡ ngàng trước sự thay đổi không ngờ: Được đầu tư nhà trưng bày sản phẩm, nhà nuôi cấy và các thiết bị nuôi cấy mô; đội ngũ cán bộ được đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu, đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ.

Dù DN xuất tiểu ngạch đang điêu đứng nhưng Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cho biết, gạo xuất chính ngạch sang Trung Quốc vẫn bình thường.

Điều đáng nói là, cùng với đặc điểm khí hậu, thổ nhưỡng và điều kiện canh tác như nhau, trong khi người dân các xã vùng thấp lụt huyện Đức Thọ “lúa đã đầy bồ” thì hầu hết diện tích lúa hè thu của các địa phương trên toàn tỉnh chưa đến kỳ thu hoạch, thậm chí, đến thời điểm này, nhiều diện tích mới trổ bông!

Hiện nay, toàn tỉnh Đác Lắc có tổng diện tích cà-phê hơn 202.500ha, trong đó có 190 nghìn ha cà-phê kinh doanh cho thu hoạch với sản lượng khoảng 430 nghìn tấn cà-phê nhân/niên vụ. Tuy nhiên, theo khảo sát, diện tích cà-phê già cỗi cần tái canh từ nay đến năm 2020 lên tới 30.442 ha.

Từ bỏ cách làm nông nghiệp truyền thống, hàng nghìn doanh nghiệp tư nhân và nông dân Lâm Đồng sẵn sàng dốc hầu bao đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC). Điều gì đã khiến cho "làn sóng đầu tư" bùng lên trên vùng đất nam Tây Nguyên này?