Triển Vọng Từ Mô Hình Nuôi Cá Đối Mục Ở Hoài Nhơn (Bình Định)

Tình hình dịch bệnh tôm nuôi ở các xã ven biển huyện Hoài Nhơn (Bình Định) làm cho nhiều hộ nuôi tôm ở đây bị thua lỗ; nhiều hồ nuôi tôm còn mầm mống dịch bệnh nhưng chưa có giải pháp khắc phục.
Thành công từ mô hình nuôi cá đối mục trong ao nuôi tôm suy thoái tại xã Tam Quan Nam và thị trấn Tam Quan đã tháo gỡ được nỗi lo của người nuôi tôm, góp phần khôi phục lại môi trường nuôi trồng thủy sản, vừa mở ra hướng đi mới mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân nơi đây.
Đầu tháng 3.2014, Trạm Khuyến nông huyện Hoài Nhơn triển khai mô hình nuôi cá đối mục trong ao nuôi tôm suy thoái. Ông La Đông Quang, ở khối 2, thị trấn Tam Quan, là một trong số 3 hộ ở thị trấn Tam Quan và xã Tam Quan Nam “tiên phong” đăng ký thực hiện mô hình trên ao tôm suy thoái của gia đình. Mô hình được thực hiện trên tổng diện tích 12.000 m2 với lượng giống thả nuôi là 12.000 con có kích cỡ 200 con/kg, mỗi con giống giá 8.000 đồng.
Sau 8 tháng thả nuôi, cá phát triển tốt, tỉ lệ sống đạt gần 90%, trọng lượng trung bình đạt 2-3 con/kg, ước tính sản lượng thu về hơn 4,8 tấn. Nếu với giá bán như hiện nay từ 80.000 đến 120.000 đ/kg, trừ chi phí còn lãi trên 160 triệu đồng. Hiện thị trường đầu ra cũng rất tiềm năng bởi cá đối mục có thịt thơm ngon, được người tiêu dùng ưa chuộng.
Theo ông Quang, cá đối mục rất dễ nuôi, tỉ lệ sống cao, chủ động được nguồn thức ăn tại chỗ như cám gạo, bắp và thức ăn công nghiệp. Cá đối mục là loài ăn tạp, thức ăn chủ yếu là mùn bã hữu cơ, đặc điểm sinh trưởng này rất có lợi cho việc làm sạch môi trường ao nuôi tôm bị suy thoái.
Nếu nuôi cá đối mục xen kẽ với tôm theo tỉ lệ 1/4 thì sẽ mang lại lợi nhuận gấp đôi, đồng thời giảm được thời gian và chi phí thức ăn cho cá. Bởi thức ăn của tôm luôn thừa dưới đáy hồ, khi cho máy đảo chạy sục khí, lượng thức ăn thừa bung lên giúp cá tận dụng thêm nguồn thức ăn tinh sẽ lớn nhanh hơn.
Huyện Hoài Nhơn hiện có 210 ha diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản, chủ yếu là nuôi tôm. Theo số liệu thống kê năm 2013 và 2014 đã có 12,5 ha bị ô nhiễm nặng và không thể nuôi tôm được nữa, nên việc triển khai mô hình nuôi cá đối mục trong ao nuôi tôm suy thoái là rất hợp lý.
Mô hình nuôi cá đối mục trong ao nuôi tôm bị suy thoái đã cho kết quả “kép” rất khả quan, nếu được nhân rộng thì đây là một hướng nuôi mới đầy triển vọng.
Related news

Khi nói về vụ lê năm nay, bà Lã Thị Hội, thôn Nà Lệnh, xã Thạch Đạn, huyện Cao Lộc phấn khỏi cho biết: “Gia đình tôi có trên 100 cây lê, năm nay lê rất sai, quả to mọng, chín đều. Thường 1 cây cho năng suất khoảng 50 - 100kg, thậm chí có cây to cho năng suất đến trên 30kg.

Ngoài ra, Cty xây dựng đề án cánh đồng lớn từ nay đến năm 2020 sẽ bao tiêu khoảng 20%/khoảng 78.000 ha đất sản xuất lúa trên địa bàn tỉnh Tiền Giang. Trước mắt, Cty sẽ triển khai thực hiện trên 1.200 ha trong vụ đông xuân 2014-2015 và đã được Cty CP BVTV An Giang và Cty Hợp Trí nhất trí liên kết thực hiện.

Anh Thái Minh Tân, Bí thư xã Tân Khánh Trung - nơi đang trồng hơn 200ha cam các loại, trong đó hơn 50% diện tích trồng cam xoàn - cho biết, hiện tại địa phương, cây cam xoàn đang phát triển mạnh, và thu hoạch sau 2-3 năm. Đây là loại cây dễ trồng nếu được chăm sóc kỹ.

Nổi bật là mô hình trồng mới 30 ha bưởi đặc sản Bạch Đằng với tổng kinh phí 1,5 tỷ đồng, có 118 hộ tham gia; dự án vườn bưởi công nghệ cao diện tích 15 ha, kinh phí đầu tư gần 1 tỷ đồng, có 15 hộ tham gia; dự án trồng bưởi theo hướng VietGAP, kinh phí 500 triệu đồng, có 5 hộ tham gia...

Tiếp tục thực hiện chương trình hỗ trợ vốn cho nông dân phát triển kinh tế, từng bước nâng cao mức sống, giải quyết việc làm, Hội Nông dân tỉnh phối hợp với Hội Nông dân huyện Phú Giáo vừa tổ chức giải ngân vốn Quỹ hỗ trợ nông dân nguồn ngân sách tỉnh ủy thác năm 2014.