Giàu lên nhờ đặc sản cá thát lát, khô sặc rằn
Quyết theo nghiệp đào ao nuôi cá
Khi được tham gia lớp dạy nghề do tỉnh tổ chức với sự hướng dẫn của các cán bộ thủy sản Trường Đại học Cần Thơ, anh Chiến đã quyết định đến với nghề nuôi và sản xuất con giống thủy sản. Thời gian đầu anh Chiến chọn nuôi cá lóc vì loại cá này lúc đó giá cao và dễ nuôi. Dần dần, anh chuyển hẳn sang sản xuất cá thát lát giống, cung cấp cho người nuôi ở các tỉnh miền Tây, đồng thời bán cá thịt cho các thương lái tại TP.HCM.
Anh Chiến cho biết: “Trước năm 2003, gia đình có 3 công đất ruộng làm 3 vụ lúa nhưng hiệu quả mang lại không cao. Năm 2004, tôi mạnh dạn ép cá thát lát giống để cung cấp cho địa phương và các xã xung quanh. Bước đầu còn gặp nhiều khó khăn, thất bại và lỗ vốn, không bỏ cuộc tôi đã nhờ các thầy ở khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ giúp đỡ và thành công”.
Năm 2007, anh Chiến chủ động mở rộng trang trại giống và thuê thêm lao động ép thêm cá sặc rằn để bán ra thị trường. Không những tiếp cận được thị trường tại địa phương, anh Chiến còn xuất bán cá giống ra khắp cá tỉnh ĐBSCL. Không dừng lại ở đó, năm 2014, anh Chiến lại bắt tay vào sản xuất cá thát lát tẩm gia vị và khô cá sặc rằn. Anh Chiến chia sẻ: “Trong quá trình đi giao hàng tại các tỉnh, nhận thấy đặc sản cá thát lát tẩm gia vị của Hậu Giang rất được ưa chuộng, nên từ đó mạnh dạn đầu tư vào mặt hàng chủ lực này”.
Tạo uy tín riêng
Bán cá thịt, bán thành phẩm cá thát lát tẩm gia vị và cả khô sặc rằn dần dần trở thành một lợi thế lớn của anh Chiến. Những sản phẩm từ đặc sản quê nhà đã giúp cho anh Chiến khấm khá trên chính quê hương mình. “Sở dĩ con cá thát lát của Hậu Giang mình được ưa chuộng là vì chất lượng thịt ngon hơn các nơi khác.
Người ta thường dùng thức ăn công nghiệp nuôi cá bố mẹ để giữ cá sạch bệnh, tuy nhiên như vậy cá sẽ chậm đẻ trứng và cho ra cá con có chất lượng không đồng đều. Tôi chịu khó tìm mua các loại cá nhỏ làm thức ăn nuôi cá bố mẹ làm cá nhanh đẻ trứng, đồng thời quá trình nuôi chú ý không lạm dụng thuốc thú y quá nhiều. Cá con có chất lượng tốt và đồng đều thì thịt cá lớn cũng sẽ ngon hơn” - anh Chiến chia sẻ kinh nghiệm.
Hiện cơ sở của anh Chiến có 10 ao nuôi cá thát lát và sặc rằn với số lượng cá giống bán ra thị trường lên đến khoảng 1 triệu con/năm. Tổng thu từ mô hình của anh Chiến tăng dần qua các năm, chỉ tính riêng sản phẩm từ các thát lát; năm 2011 đạt gần 500 triệu đồng, đến nay là khoảng 800 triệu đồng/năm, lợi nhuận hàng trăm triệu mỗi năm. Ngoài ra, mỗi năm anh Chiến xuất ra thị trường khoảng 70-90 tấn khô cá sặc rằn.
Có thể bạn quan tâm
Xác định phát triển chăn nuôi, nâng cao thu nhập cho người dân là mục tiêu cơ bản trong xây dựng Nông thôn mới (NTM), thời gian qua, xã Tả Lủng (Mèo Vạc) thực hiện tốt chương trình xây dựng NTM và hình thành được những mô hình chăn nuôi bước đầu có hiệu quả.
Thời điểm này năm trước tại khu vực cảng Kỳ Hà thuộc xã Tam Quang, huyện Núi Thành, Quảng Nam tàu thuyền tấp nập ra vào, số lượng tàu neo đậu rất ít, nhưng năm nay, rất nhiều tàu nằm bờ dài ngày. Gặp ngư dân ai cũng bảo, giá thu mua hải sản xuống quá thấp nên nhiều chủ tàu cho nằm bờ, bởi càng đi càng lỗ.
Ông K’ Văn Góa - Phó Chủ tịch xã Đông Tiến, huyện Hàm Thuận Bắc cho biết: “Ngay từ đầu tháng 3, chúng tôi đã họp, có kế hoạch và thông báo cho bà con xuống giống vụ hè thu, nguồn nước cung cấp đầy đủ. Có 45,3 hecta đất trồng lúa nước, bà con đồng loạt xuống giống, đạt 100% chỉ tiêu đề ra là không bỏ ruộng hoang”.
Đây là mô hình do Trung tâm Khuyến nông – khuyến ngư tỉnh đầu tư cho xã Phước Hưng với mức hỗ trợ 100% con giống và 30% thức ăn, chủ yếu là thức ăn công nghiệp dạng viên nổi, thức ăn dành cho cá da trơn như Cargill, có độ đạm cao (30 – 40%).
Theo thống kê, đến nay, toàn tỉnh mới chỉ có 42,3% số dự án đã, đang triển khai thực hiện và đi vào hoạt động. Số dự án còn lại hiện đang gặp khó khăn về vốn, giải phóng mặt bằng, thủ tục hành chính… Thực tế này đang đòi hỏi các ngành, địa phương cần sớm có những giải pháp phù hợp để giúp nhà đầu tư triển khai dự án theo đúng tiến độ và mang lại hiệu quả kinh tế, xã hội cho địa phương.