Nuôi lợn giỏi, cho 8 con học đại học
Những năm 1995 - 1996, ông Cảnh chủ yếu nuôi lợn thịt. Thời điểm đó, ông nuôi lợn lớn nhanh nhưng khi xuất chuồng, tính kỹ thì lãi vẫn không nhiều, bởi chi phí cao và giá cả thường bấp bênh. Bài học ông rút ra là muốn duy trì nghề này, người chăn nuôi phải chủ động về nguồn giống, thức ăn.
Cùng lúc ấy, hưởng ứng phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi do Hội Nông dân phường phát động, vợ chồng ông quyết định chọn mô hình nuôi lợn nái. Mới đầu, gia đình ông chỉ nuôi 2 – 3 con. Sau vài lứa nuôi, ông thấy nuôi lợn nái có lợi hơn… Đúc kết được kinh nghiệm và nhờ tham dự các lớp tập huấn kỹ thuật do Hội Nông dân phường tổ chức, vợ chồng ông đã nâng dần số lợn nái lên trên 10 con.
Với lượng nái này, mỗi tháng ông xuất 2 - 3 đàn, trừ chi phí, lợi nhuận thu được trên dưới 9 triệu đồng/đàn. Đó là chưa kể phần lợi tiết kiệm mỗi tháng gần 1 triệu đồng chất đốt từ hệ thống hầm biogas. Mức thu nhập này đã giúp gia đình ông có điều kiện nuôi 8 người con học hành đến nơi đến chốn… Hiện 7 người con lớn của ông đã tốt nghiệp đại học và có việc làm ổn định; chỉ còn một cô con gái đang học năm thứ 3, Trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng.
Làm kinh tế giỏi, ông Trần Thanh Cảnh là hội viên nông dân tiêu biểu của Chi hội 7. Mặc dù tuổi cao nhưng ông rất tích cực tham gia sinh hoạt hội, sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm làm ăn với bà con lối xóm; đi đầu các phong trào do Hội Nông dân phường phát động.
Có thể bạn quan tâm
Dù Đồng Nai chưa bước vào mùa thu hoạch rộ ngô vụ hè thu (dự kiến vào giữa tháng 8), nhưng giá ngô thương phẩm hiện đang sụt giảm, trong khi đó trồng ngô lấy thân lại được giá...
Theo Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Lục Nam (Bắc Giang), năm nay toàn huyện có 620 ha nhãn cho thu hoạch, sản lượng ước đạt hơn 5 nghìn tấn (tập trung ở các xã: Đan Hội, Đông Hưng, Lục Sơn, Đông Phú), tăng tương ứng 20 ha và 500 tấn so với năm ngoái.
Trong những chủ trang trại đã gặp ở Bình Phước, tôi khá ấn tượng với lão nông Dụng Quý Đông. Ấn tượng về trang trại Quý Đông không phải vì 20 ha cây ăn trái - bởi trên địa bàn tỉnh có những trang trại cả trăm ha - mà là từ cách làm nông nghiệp theo hướng bền vững cũng như tư duy chiến lược của anh.
Đến tháng 6/2015, diện tích nhiễm bệnh đốm nâu đã tăng lên 2.582 ha, chủ yếu tại 2 huyện Hàm Thuận Nam và Hàm Thuận Bắc (Bình Thuận), tuy nhiên không có diện tích nhiễm nặng. Theo dự báo của Chi cục Bảo vệ thực vật, diện tích bị nhiễm và mức độ nhiễm bệnh đốm nâu trên cành non và các lứa trái chính vụ sẽ tiếp tục gia tăng trong mùa mưa.
Tin vui đối với người dân 2 xã Thủy Bằng và Dương Hòa - 2 vùng trồng thanh trà trọng điểm của thị xã Hương Thủy (Thừa Thiên Huế), khi nay loại trái cây đặc sản này không chỉ được mùa mà còn được cả giá.