Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Giỏi kỹ thuật, nhà nông thành tỷ phú

Giỏi kỹ thuật, nhà nông thành tỷ phú
Ngày đăng: 14/05/2015

Bất kỳ mùa nào, làng hoa cây cảnh xã Bình Kiến (Tuy Hòa) cũng xanh mát với những dải vườn được bà con chăm tưới. Nghề trồng mai, quất, hồng, cúc, vạn thọ... phát triển mạnh mẽ trong khoảng 20 năm qua đã biến vùng đất nghèo trở nên trù phú.

Nông dân kỹ thuật

Gia đình ông Trần Văn Chín (40 tuổi, ở thôn Phú Vang, Bình Kiến), từ nhà diện nghèo cách đây mươi năm, hiện có thu nhập 300 triệu đồng/năm từ nghề trồng mai, quất; là nông dân sản xuất giỏi cấp tỉnh. Ông Chín nhớ lại, khi cưới vợ, cha mẹ ông cho 5 sào đất để lập nghiệp. Thế nhưng vùng cát pha này trồng hoa màu không mấy kết quả, ông chuyển sang trồng cây hoa cảnh. Không có vốn đúc chậu, ông đã được Hội Nông dân xã tín chấp vay vốn ngân hàng 20 triệu đồng. 100 chậu mai những năm đầu đối với ông là một thử thách. Bởi cái khó không chỉ vốn đầu tư, mà khó nhất là kỹ thuật chăm sóc, tạo dáng. Lân la tự học, rồi ông theo bám các lớp tập huấn về kỹ thuật trồng hoa kiểng. Rồi tích góp, vay thêm vốn để mở rộng, vườn nhà ông thường xuyên có trên 1.000 chậu mai, quất. Không chỉ dịp tết, ông Chín xuất bán quanh năm các loại mai lá.

Theo ông Chín, bán mai lá tuy không đậm tiền bằng mai ra hoa nhưng có đầu ra quanh năm. Giá mai lá từ vườn lúc này là 400.000 - 500.000 đồng/chậu, mỗi năm ông bán 200 - 250 chậu là có 100 triệu đồng. “Phải canh cho hoa nở đúng kỳ, chủ động bắt tay với thương lái, nắm kỹ nóng lạnh thị trường là có thể kiếm được hàng trăm triệu đồng. Cây mai tết có cái lợi là nếu không bán được thì để lại tiếp tục chăm, giá trị cây hoa càng tăng cao. Gần 10 năm nay, tôi nhập nhiều giống quất, chanh cảnh mới về trồng, mỗi năm chiết ghép khoảng 4.000 chậu để cung cấp cho các nhà vườn. Làm cây giống ít tốn diện tích đất, tính ra 1m2 đất tôi kiếm được khoảng 300.000 đồng/năm”.

Nắm bắt nhu cầu thị trường

Còn theo bà Nguyễn Thị Lan - Chủ tịch Hội Nông dân xã Bình Kiến, nghề trồng hoa cây cảnh không quá khổ nhọc nhưng đòi hỏi sự cần cù, chịu khó học hỏi và linh hoạt với thị trường. “Vùng này, nông dân triệu phú đi đầy đường. Danh sách nông dân sản xuất giỏi của xã, có thu nhập mỗi năm vài trăm triệu đồng, hiện đã trên 1.500 hộ. Thế nhưng nghề hoa cảnh cũng chẳng dễ dàng gì, phải miệt mài chăm tưới, phải ngày càng hoàn thiện kỹ thuật, mới có được những chậu cây hoa có giá trị. Anh thấy đó, ở đây không có mét đất nào bỏ hoang”- bà Lan cho hay.

Cũng theo bà Lan, nông dân địa phương đã gặp không ít trắc trở để chuyển từ kiểu làm ăn tự cung tự cấp sang kiểu làm nông sản hàng hóa. Ban đầu, bà con làm theo phong trào, kiểu “thấy người ta làm thì mình cũng làm”. Thế nhưng rồi qua thử thách với thị trường, người dân mỗi vùng thổ nhưỡng đều chọn ra cây, con thế mạnh của mình. Ví như vùng bán sơn địa thì định hình các trang trại trồng cây ăn quả, nuôi bò; vùng cát ven biển thì trồng hoa cảnh; vùng dọc Quốc lộ 1 thì tập trung các nghề gỗ mỹ nghệ, kinh doanh dịch vụ... “Nhiều hộ nông dân bây giờ đang chủ động tìm nguồn giống và kỹ thuật trồng các loại cây hoa mới. Họ biết rằng phải làm đa dạng các loại cây hoa thì mới tìm thêm được thị trường, tránh các đợt khủng hoảng thừa, phải chấp nhận bán sản phẩm giá rẻ”- bà Lan cho biết thêm.

Ông Hồ Đức Hùng - Phó Chủ tịch UBND TP.Tuy Hòa nhìn nhận: “Điểm nhấn kinh tế của các xã ven đô Tuy Hòa là chuyên canh hoa cây kiểng và rau màu. Các làng nghề truyền thống sinh vật cảnh luôn có sự nối tiếp đội ngũ nghệ nhân có tay nghề, thường xuyên giao lưu học hỏi để nâng cao giá trị sản phẩm. Đất không thể sinh sôi nên bà con nông dân xác định phải tăng cường đầu tư khoa học kỹ thuật, nắm bắt nhu cầu thị trường để thu lợi cao nhất trên từng mét vuông. Bình Kiến trở thành xã đầu tiên của tỉnh đạt 19 tiêu chí, đang đề nghị công nhận xã NTM”.


Có thể bạn quan tâm

Một hội viên nông dân làm kinh tế giỏi Một hội viên nông dân làm kinh tế giỏi

Đó là anh Trương Văn Thắng ở thôn Nà Nọi, thị trấn Nà Phặc (Ngân Sơn). Khởi nghiệp với nhiều khó khăn vất vả, nhưng với quyết tâm và sự nỗ lực vươn lên, anh đã thành công với việc phát triển mô hình chăn nuôi và kinh doanh dịch vụ, đem lại thu nhập cao.

04/05/2015
Hiệu quả kinh tế từ chăn nuôi ở Hợp tác xã Đức Mai Hiệu quả kinh tế từ chăn nuôi ở Hợp tác xã Đức Mai

Hiện nay, khi nghề chăn nuôi nhỏ lẻ đang gặp khó khăn về thị trường, giá cả không ổn định dẫn đến hiệu quả kinh tế của người chăn nuôi lợn không cao. Tuy nhiên, tại Hợp tác xã Đức Mai, xã Quân Bình (Bạch Thông) đang phát triển mô hình chăn nuôi lợn cho năng suất và hiệu quả kinh tế ổn định...

04/05/2015
Ứng dụng công nghệ CAS cho thanh long? Ứng dụng công nghệ CAS cho thanh long?

CAS là công nghệ mới để bảo quản nông sản thực phẩm. Ứng dụng Cas có thể bảo quản thanh long trong nhiều tháng. Ông Trần Ngọc Lân – Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu và Phát triển vùng (Bộ Khoa học và Công nghệ) cho biết đôi nét về công nghệ này.

04/05/2015
Để cây thanh long phát triển bền vững (Bài 1) Để cây thanh long phát triển bền vững (Bài 1)

Trong hội thảo gần đây nhất, nhiều thông tin được chia sẻ thẳng thắn với những chủ vườn, cơ quan quản lý là thanh long theo chuẩn VietGAP vẫn đang được mua, tiêu thụ với giá ngang bằng với thanh long được sản xuất bình thường.

04/05/2015
Phát huy đúng mức lợi thế kinh tế biển Phát huy đúng mức lợi thế kinh tế biển

Đoàn công tác của tỉnh do Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Mạnh Hùng dẫn đầu vừa có chuyến thăm, làm việc tại huyện đảo Phú Quý. Trong buổi làm việc với tập thể Ban Thường vụ Huyện ủy Phú Quý, đoàn đã nghe và cho ý kiến về tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội quý I/2015; về việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; về công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí và kiểm tra công tác chuẩn bị đại hội Đảng hai cấp tại huyện.

04/05/2015