Triển Vọng Nuôi Chim Trĩ Ở Đồng Tháp

Chim trĩ là loài chim quí hiếm, vốn được một số nông dân miền núi và vùng Đông Nam bộ phát triển trong vài ba năm trở lại đây. Chẳng những đẹp, dễ nuôi, mà loài chim này còn mang lại hiệu quả kinh tế rất cao, gấp hàng chục lần so với nhiều loại gia cầm khác.
Mới đây, anh Nguyễn Bình Phong, nông dân xã Mỹ Tân, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp đã tiên phong đưa loài chim có giá trị kinh tế cao này về nuôi cho hiệu quả khả quan.
Với tinh thần cầu tiến, luôn nắm bắt mô hình sản xuất mới, qua thông tin giới thiệu trên mạng, cuối năm 2012, anh Nguyễn Bình Phong, nông dân xã Mỹ Tân, thành phố Cao Lãnh đã mạnh dạn ra miền Đông mua 250 con chim trĩ về nuôi. Sau 1 năm đầu tư, anh đã nâng tổng đàn chim nuôi lên 400 con. Đó là chưa kể tiền bán chim giống, sau khi trừ mọi chi phí đầu tư chuồng trại và thức ăn cho chim, cả năm qua, anh còn thu lãi hơn 50 triệu đồng.
Sau khoảng 7 đến 8 tháng nuôi thì 1 cặp chim trĩ trọng lượng như thế này có thể bán được 1,8 triệu đồng. Tuy nhiên theo anh Phong, chủ hộ nuôi chim trĩ cho rằng đây chỉ là hiệu quả bước đầu. Về lâu dài anh định hướng mở rộng đầu tư xuất bán chim trĩ thịt.
Thức ăn của chim trĩ rất đa dạng và dễ tìm, kể cả các loại rau, củ. Thế nhưng với mức tiêu thụ 50g thức ăn/1 con mỗi ngày, người nuôi có thể an tâm cho ăn cả thức ăn công nghiệp vẫn có hiệu quả cao hơn nuôi các loại gia cầm khác. Cũng giống như nuôi gà, việc chăm sóc chim trĩ không khó, song muốn đạt hiệu tốt, người nuôi chim trĩ cũng cần đảm bảo một số điều kiện cơ bản trong việc xây dựng và làm vệ sinh chuồng trại.
Cũng theo anh Phong, việc cho chim trĩ ấp trứng để làm giống bước đầu là rất quan trọng. 1 chim trĩ trống có thể nhốt cùng với 4-5 chim mái. Trứng chim trĩ có thể ấp nở dễ dàng như ấp gà, vịt nhưng thời gian kéo dài tới 24 ngày. Do vậy, khả năng nhân rộng tổng đàn chim trĩ của anh là không mấy khó.
Hiện tại, anh Phong cũng không lo ngại đầu ra vì một số chủ nhà hàng ở thành phố Hồ Chí Minh và khu vực miền Đông đã đến hợp đồng mua chim thịt rất nhiều.
Chính vì vậy, chim trĩ là vật nuôi đáng được chọn ưu tiên phát triển bởi phần đông nông dân đều ngán ngại tình trạng ế hàng, dội chợ, từng xảy ra đối với các loại nông sản hàng hóa trong vùng.
Có thể bạn quan tâm

Theo thông tin từ Hiệp hội hoa Đà Lạt, hiện một số giống địa lan Đà Lạt đã được đăng ký bản quyền. Theo đó, một số công ty nước ngoài chuyên cung cấp giống địa lan cho nông dân đã đăng ký bản quyền với Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam, giữ bản quyền về giống trong 20 năm.

Cây rong nho (tên khoa học Caulerpa lentillifera) xuất xứ từ Nhật Bản, đã được “di thực” về vùng quê biển Tam Hải (huyện Núi Thành), mở ra hướng chuyển đổi sinh kế mới cho người dân nơi đây.

Là một người có uy tín trong đồng bào dân tộc ở địa phương, thời gian qua, ông K’Bier ở thôn Hawai xã Tu Tra, Đơn Dương luôn nhiệt tình hăng hái bỏ công sức, thời gian của mình để vận động bà con xây dựng nông thôn mới, góp phần làm cho quê hương ngày càng tươi đẹp hơn.

Việc trúng thầu cung cấp 800.000 tấn gạo cho Philippines sẽ giao hàng từ tháng 5 đến tháng 8, dù giá không cao, nhưng về tổng thể đây là hợp đồng đối trọng để Trung Quốc không ép giá và giữ giá lúa gạo trong nước không giảm mạnh. Trong khi đó, thông tin về thị trường xuất khẩu gạo thế giới và những diễn biến thực tế đang có khoảng cách.

Đạ Huoai được mệnh danh là “thủ phủ” cây ăn quả của Lâm Đồng, với diện tích, sản lượng tăng qua từng năm, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân trên đơn vị diện tích canh tác. Vấn đề đặt ra là, đến khi nào huyện Đạ Huoai mới xây dựng được thương hiệu cho sản phẩm cây trái nơi đây.