Mô hình trồng bắp trên đất lúa chuyển đổi cho lợi nhuận cao
Thời gian xuống giống từ ngày 11-13.7.2015. Các hộ tham gia mô hình được tập huấn kỹ thuật canh tác và sử dụng các loại phân bón Phú Mỹ theo phương pháp “4 đúng” cho từng thời kỳ sinh trưởng của cây bắp.
Hiện bắp đã chắc hạt, sắp thu hoạch. Kết quả cho thấy, cây bắp trong mô hình phát triển tốt hơn, cứng cây hơn, hạt đóng dày, trọng lượng hạt cao, lá dày tăng khả năng chống sâu bệnh; thời gian sinh trưởng ngắn hơn giúp nông dân chủ động trong chăm sóc và thu hoạch, nhất là trong vụ Hè Thu.
Qua tính toán, năng suất bắp trồng trong mô hình đạt khoảng 75,5 tạ/ha, cao hơn ngoài mô hình 2,7 tạ/ha; lợi nhuận cao hơn ngoài mô hình (sử dụng các loại phân bón khác) trên 2,8 triệu đồng/ha.
Xã Ân Phong là địa phương thực hiện tốt chủ trương chuyển đổi cây trồng trên đất lúa. Với diện tích chuyển đổi trong năm 2015, xã đã thực hiện sản xuất 1 vụ lúa vụ Đông Xuân và 2 vụ bắp liên tiếp trong vụ Hè Thu, đều đạt hiệu quả cao.
Có thể bạn quan tâm
Thời gian tới, Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học Lan Anh sẽ tăng cường mời các nhà khoa học về nói chuyện chuyên đề về ứng dụng các kỹ thuật mới trong sản xuất nông nghiệp nhằm giúp nông dân nâng cao hiệu quả kinh tế.
Chị Nguyệt cho biết: “Trước khi bắt tay trồng hoa, tôi phải sang tận Đồng Tháp để xem mô hình, học kinh nghiệm do người bác ruột truyền lại”. Sau khi đã tích lũy được kiến thức kha khá, chị bắt tay vào cải tạo đất, lên liếp cho 1 công đất duy nhất của gia đình.
Thông tin từ Văn phòng Điều phối Chương trình nông thôn mới (NTM) tỉnh, tới nay với những kết quả đã đạt được sau hơn 3 năm (2010 - 2014) triển khai, Lâm Đồng đang là tỉnh dẫn đầu khu vực Tây Nguyên về thực hiện chương trình này.
Đánh giá về tiềm năng phát triển thủy sản của địa phương, ông Nguyễn Kim Minh, Phó Chủ tịch UBND xã Dị Nậu, huyện Tam Nông khẳng định: So với nhiều xã khác trong huyện, Dị Nậu có tiềm năng lớn để phát triển thủy sản do có diện tích mặt nước rộng, hồ đầm lớn; đồng chiêm trũng 1 lúa, 1 cá chiếm đến gần 50% diện tích đất lúa hàng năm.
Sử dụng trấu, mùn cưa trộn lẫn với chế phẩm sinh học Balasa làm đệm lót để nuôi heo không chỉ giảm thiểu được tình trạng ô nhiễm môi trường mà còn giúp người chăn nuôi tiết kiệm được ngày công khi không phải vệ sinh chuồng trại. Mô hình này mở ra hướng đi mới cho những người muốn duy trì, phát triển chăn nuôi tại các khu dân cư.