Tăng năng suất nhờ ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật
Riêng trong năm nay, gia đình ông thu được gần 7 tấn hạt điều, doanh thu trên 180 triệu đồng.
Để có được thành quả này, ông Nghinh đã bỏ ra không ít thời gian để nghiên cứu tài liệu, tham gia các chương trình tập huấn kỹ thuật trồng và chăm sóc cây điều do ngành chức năng của huyện tổ chức.
Ông Nghinh cho biết: “Sau mỗi vụ thu hoạch, gia đình tôi đầu tư hàng trăm công lao động để cắt tỉa cành, bón phân, phun thuốc trừ sâu bệnh cho vườn điều. Với cách làm này, chỉ trong vòng 1 năm, vườn điều đã cho năng suất gần 7 tạ hạt/ha, tuy chưa cao so với các nơi nhưng cũng cao gấp 2 lần so với năng suất nhiều vườn điều khác trong xã”.
Trạm Khuyến nông huyện Vĩnh Thạnh tập huấn hướng dẫn nông dân ứng dụng tiến bộ KHKT chăm sóc cây điều tại xã Vĩnh Hảo.
Ông Đặng Văn Xoài, Chủ tịch Hội Nông dân xã Vĩnh Hiệp, cho biết thêm: Tại thôn Vĩnh Thọ, xã Vĩnh Hiệp, cũng như gia đình ông Nghinh, nhiều hộ ở đây đã bước đầu áp dụng tiến bộ KHKT vào chăm sóc cây điều, nên năng suất luôn cao hơn từ 40 đến 60% so với các địa phương khác trong huyện. Riêng vụ điều năm nay, tuy nắng hạn kéo dài, nhưng nhờ chăm sóc tốt nên năng suất bình quân cũng đạt gần 6 tạ/ha.
Thực tế là do phần lớn nông dân Vĩnh Thạnh trồng điều theo kinh nghiệm là chính chứ chưa biết áp dụng KHKT từ khâu chọn giống, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, cũng như thiếu vốn đầu tư... khiến nhiều vườn điều kém chất lượng.
Ngoài ra, giá hạt điều trên thị trường thiếu ổn định, có những năm giảm quá mạnh, trong khi giá vật tư phân bón, thuốc trừ sâu, công chăm sóc tăng cao, làm cho người trồng điều bị thua lỗ nặng, nên nhiều người đã chặt bỏ vườn điều chuyển sang trồng cây gỗ nguyên liệu.
Tuy nhiên theo nhiều nông dân ở Vĩnh Thọ, nếu đưa tiến bộ KHKT vào thâm canh cây điều thì đây vẫn là loại cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế, đủ khả năng giúp người dân vùng cao giảm nghèo bền vững.
Ông Nguyễn Hữu Xuân, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Vĩnh Thạnh, cho biết: Để từng bước nâng cao hiệu quả cây điều, một mặt huyện chủ trương nâng cao năng suất điều bằng cách triển khai các chương trình tập huấn hướng dẫn nông dân ứng dụng tiến bộ KHKT vào quy trình chăm sóc, kết hợp xây dựng các mô hình trình diễn thâm canh cây điều để bà con học tập, làm theo.
Mặt khác, huyện hỗ trợ cây giống lâm nghiệp để nông dân chuyển đổi diện tích điều kém hiệu quả. Đến nay, huyện đã thực hiện chuyển đổi 576 ha điều kém hiệu quả sang trồng keo lai. Theo kế hoạch, trong năm 2015, huyện sẽ tiếp tục chuyển đổi 175 ha điều sang trồng cây lấy gỗ.
Có thể bạn quan tâm
Cách đây gần 10 năm, xã Cấn Hữu, huyện Quốc Oai (Hà Nội) đã quy hoạch, phát triển khu chăn nuôi tập trung với diện tích hơn 50ha.
Nghi Long (Nghi Lộc - Nghệ An) là địa phương vốn có truyền thống trồng lạc thương phẩm, nhưng từ khi tham gia liên minh sản xuất và tiêu thụ lạc giống thuộc “dự án cạnh tranh nông nghiệp”, bà con ở đây không chỉ có thêm thu nhập mà mở ra hướng làm ăn mới.
Ngày 27-11, Hội nông dân tỉnh Thái Nguyên phối hợp với Sở Khoa học - Công nghệ tổ chức Hội nghị quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể “Nấm Thái Nguyên”. Tham dự có 70 hộ sản xuất nấm tại 5 xã, thị trấn gồm: Phấn Mễ, Động Đạt, Yên Trạch, Đu và Giang Tiên.
Tham quan mô hình trồng nấm rơm trái vụ do Trung tâm KN-KN Bắc Ninh phối hợp Trung tâm Công nghệ sinh học thực vật (Viện Di truyền nông nghiệp) tổ chức tại xã Bình Dương, huyện Gia Bình, chúng tôi thấy sự phấn khởi của nông dân.
Bến Tre có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc trồng ca cao. Tuy nhiên, diện tích trồng còn nhỏ lẻ, người dân sản xuất theo lối cũ, quy trình kỹ thuật canh tác chưa đồng bộ, vì vậy năng suất đạt chưa cao.