Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Triển Vọng Mô Hình Trồng Bắp Lai Thương Phẩm Ở Phước Đại (Ninh Thuận)

Triển Vọng Mô Hình Trồng Bắp Lai Thương Phẩm Ở Phước Đại (Ninh Thuận)
Ngày đăng: 01/10/2012

Sau 4 tháng triển khai thực hiện mô hình trồng bắp lai thương phẩm, đến nay người dân xã Phước Đại (Bác Ái, Ninh Thuận) đã thu hoạch với năng suất và hiệu quả kinh tế đạt cao.

 
Nằm trong Chương trình 135, giai đoạn II năm 2012 của tỉnh, với kinh phí thực hiện 200 triệu đồng, mô hình được triển khai từ tháng 4 tại 4 thôn trong xã, với diện tích 17 ha, gồm 41 hộ. Người dân tham gia mô hình được hỗ trợ giống bắp, thuốc, phân bón. Giống bắp sử dụng là SSC 586, đây là loại giống bắp lai ngắn ngày, thời gian từ 86 - 92 ngày, sinh trưởng mạnh, thích nghi với nhiều loại đất, trồng được nhiều vụ trong năm. 
Trước khi thực hiện mô hình, xã đã triển khai khâu làm đất và tập huấn cho bà con về kỹ thuật trồng bắp lai thương phẩm. Trong quá trình thực hiện, cán bộ khuyến nông xã đã đến từng hộ dân, từng khu ruộng hướng dẫn tận tình về kỹ thuật canh tác bắp lai cho bà con: từ khâu làm đất, phân luống, phân ô, phân chia đường nước được thuận lợi, đến cách chăm sóc, bón phân, làm cỏ, theo nước…. 
Đến nay, bà con đã thu hoạch xong vụ bắp lai, năng suất đạt 40 - 50 tạ/ha, tăng gấp 5 - 6 lần so với bắp địa phương. Với giá bán từ 5.800 - 5.900 đ/kg, trừ chi phí bà con thu lãi từ 12 - 13 triệu đồng/ha. Đang phơi bắp mới thu hoạch về, anh Katơr Nhát, thôn Tà Lú 3 phấn khởi: “Trước kia nhà mình trồng bắp địa phương, với 2,5 sào đất, chỉ thu được hơn 1,6 tạ. Khi trồng bắp lai này, mình thấy năng suất rất đạt, thu hơn 10 tạ”. 
Trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, sản xuất nông nghiệp vùng cao còn gặp nhiều khó khăn, thành công từ mô hình trồng bắp lai thương phẩm đang tạo tiền đề thuận lợi cho việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng để nâng cao đời sống cho người dân ở Phước Đại.


Có thể bạn quan tâm

“Đổi Đời” Nhờ Cây Đu Đủ “Đổi Đời” Nhờ Cây Đu Đủ

Đu đủ là loại cây trồng quen thuộc của người dân nông thôn. Nhưng không có nhiều người biết đu đủ là loại cây trồng có thể “đổi đời” cho một số hộ nông dân. Trường hợp như gia đình anh Nguyễn Văn Mít, ở xã Tân Bình, huyện Tân Biên (Tây Ninh) là một thí dụ. Với trình độ văn hoá chỉ mới lớp 7, anh Nguyễn Văn Mít gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm một nghề để mưu sinh.

13/05/2013
Vui Mùa Đu Đủ Ở Mỹ Phong (Bình Định): Vui Mùa Đu Đủ Ở Mỹ Phong (Bình Định):

Từ tháng 3 đến tháng 5 (Âm lịch) là vào mùa thu hoạch đu đủ ở xã Mỹ Phong (huyện Phù Mỹ - Bình Định). Những ngày này, nông dân trong xã tấp nập thu hái đu đủ và đưa sản phẩm đến bán ở các điểm thu mua của thương lái dọc theo quốc lộ 1A trên địa bàn xã.

13/05/2013
Dự Án Khôi Phục Rừng Ngập Mặn Thông Qua Mô Hình Nuôi Tôm Bền Vững Và Giảm Phát Thải Ở Cà Mau Dự Án Khôi Phục Rừng Ngập Mặn Thông Qua Mô Hình Nuôi Tôm Bền Vững Và Giảm Phát Thải Ở Cà Mau

Sở NN&PTNT vừa phối hợp với Tổ chức Phát triển Hà Lan (SNV) và Liên minh Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) tổ chức hội thảo khởi động dự án khôi phục rừng ngập mặn thông qua mô hình nuôi tôm bền vững và giảm phát thải ở Cà Mau.

14/05/2013
Người Chăn Nuôi Kiệt Sức Người Chăn Nuôi Kiệt Sức

Heo, gà, vịt, cá tra… kéo nhau rớt giá, cộng với dịch bệnh hoành hành trên diện rộng khiến hàng loạt hộ chăn nuôi ở ĐBSCL rơi vào cảnh lao đao. Chăn nuôi đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế gia đình, do đó “cứu” ngành chăn nuôi đang là vấn đề cấp bách đặt ra.

14/05/2013
Nhà Vườn Châu Thành Bước Đầu Thành Công Trong Việc Phòng Trừ Sâu Đục Trái Ở Đồng Tháp Nhà Vườn Châu Thành Bước Đầu Thành Công Trong Việc Phòng Trừ Sâu Đục Trái Ở Đồng Tháp

Theo thống kê của Trạm bảo vệ thực vật huyện Châu Thành (Đồng Tháp), toàn huyện có trên 1.200 ha trồng cây có múi, trong đó diện tích bưởi bị sâu đục trái là 52ha (chiếm 40% diện tích), hiện tượng xì mủ do sâu đục trái cũng đã lây lan qua nhiều loại cây có múi khác như: cam sành, chanh, quýt. Trước thực trạng này, nhiều nhà vườn đã áp dụng biện pháp bao trái để phòng trừ và bước đầu đã thành công.

14/05/2013