Phát triển du lịch sinh thái gắn với xây dựng NTM
Trong quá trình triển khai thực hiện, huyện đã đạt được nhiều kết quả vượt trội trong những năm qua.
Về giao thông, huyện tập trung đầu tư nâng cấp hệ thống giao thông ở các xã; đầu tư trên 139 tỷ xây dựng, sửa chữa, nâng cấp hệ thống giao thông.
Bên cạnh đó, các xã trên địa bàn vận động nhân dân địa phương, các Mạnh thường quân, DN trong và ngoài huyện đóng góp trên 61,5 tỷ đồng làm mới 28,7 km đường giao thông nông thôn, xây mới 25 cây cầu, sửa chữa 84,6 km đường và 237 cầu giao thông nông thôn.
Về thủy lợi, huyện đã đầu tư 49,3 tỷ đồng (trong đó ngân sách Trung ương khoảng 22 tỷ đồng), huy động được khoảng 32.000 ngày công của nhân dân thực hiện gia cố 67,7 km đê bao, xây dựng 170 đập, 13 cống hở, khép kín khoảng 3.300 ha vườn cây ăn trái. Tỷ lệ hộ có sử dụng điện trên toàn huyện đạt trên 98% tổng số hộ dân.
Trong lĩnh vực nông nghiệp, Phong Điền tập trung nhân rộng các mô hình SX hiệu quả như mô hình vườn chuyên canh gắn với phát triển du lịch; mô hình SX lúa chất lượng cao gắn với tiêu thụ;
Các mô hình SX rau màu, hoa kiểng; các mô hình chăn nuôi động vật hoang dã, nuôi thủy sản gắn với du lịch; triển khai chương trình trợ giá giống cây con.
Các ngân hàng trên địa bàn huyện cũng đã phát vay trên 1.000 tỷ đồng giúp dân phát triển SXNN. Bên cạnh đó, huyện cũng đã xây dựng mô hình cánh đồng mẫu được trên 300 ha, phát triển được trên 140 ha rau màu chuyên canh và có thêm hàng chục hộ đầu tư kinh doanh du lịch.
Đặc biệt, một số ngành tiểu thủ công nghiệp được quan tâm phát triển như: đan lục bình, làm bánh dân gian, kết cườm, nấu rượu…
Ngoài ra, các hình thức tổ chức SX, các loại hình kinh tế tập thể thường xuyên được quan tâm, nâng chất.
Bên cạnh đó, huyện tập trung vận động nhiều nguồn lực với kinh phí trên 40 tỷ đồng để nâng cấp cơ sở vật chất trường lớp tương đối khang trang;
Xây dựng thêm 6 trường đạt chuẩn quốc gia, nâng số trường đạt chuẩn quốc gia đạt 13 trường…
Riêng các tiêu chí về văn hóa, hệ thống chính trị, an ninh trật tư, cung cấp dịch vụ công, bưu điện, thu nhập đạt 6/6 xã.
Có thể bạn quan tâm
Thực hiện Dự án “Hỗ trợ nhân rộng mô hình sản xuất giống, nuôi trồng, chế biến nấm Linh chi và nấm Sò tại xã A Ngo, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế” do Trung tâm Ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ thuộc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh triển khai, Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện A Lưới chọn Hợp tác xã Hoàng Thiện làm đơn vị chủ trì thực hiện dự án.
“Nếu cứ lo thất bại thì chẳng thể nào có ngày thành công. Tôi quyết định bỏ tiền ra thử trồng rau thủy canh theo công nghệ châu Âu một phen…” - bà Phạm Thị Thu Cúc, thôn Đạ Nghịt, xã Lát, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng chia sẻ.
Ông Nguyễn Thế Dũng, Chi cục trưởng Chi cục Lâm nghiệp thuộc Sở NN&PTNT, cho biết: Từ đầu năm đến nay, giá gỗ nguyên liệu để chế biến dăm xuất khẩu như bạch đàn, keo lai được các công ty trên địa bàn tỉnh Bình Định thu mua ở mức ổn định 1,25 triệu đồng/tấn, tăng 200 ngàn đồng/tấn so với thời điểm cuối năm ngoái. Với mức giá cao và ổn định như trên, người trồng rừng đang có lãi trên 500 ngàn đồng/tấn gỗ nguyên liệu.
Với sự nỗ lực của bà con nhân dân và địa phương, vụ sản xuất Đông Xuân trên địa bàn thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa) đã kết thúc, đạt nhiều kết quả khả quan. Tuy nhiên, do thời tiết trong năm có nhiều diễn biến hết sức phức tạp. Lượng mưa tiếp tục thiếu hụt khiến nước tại các hồ chứa như Suối Trầu, Sở Quan, Bến Ghe đã cạn nước.
Trong những năm qua, nghề trồng nấm ở Thanh Oai (Hà Nội) đã phát triển mạnh và đem lại hiểu quả kinh tế cao cho người sản xuất nấm, đồng thời giải quyết việc làm cho một lượng lớn lao động tại các địa phương.