Ngân hàng đặc biệt của nông dân
Bởi lẽ, vay vốn từ ngân hàng luôn là một vấn đề khó chẳng khác gì… đâm đầu vào tường với nhiều nông dân, do họ hầu như chẳng có tài sản nào đáng giá để mà thế chấp.
Thỏa cơn khát vốn
10 hộ nông dân thuộc vùng nuôi trồng thủy sản tập trung ở xã Tri Trung, huyện Phú Xuyên mới đây mừng vui khôn tả khi được vay 2,7 tỷ đồng để phát triển SX, trong đó hộ thấp nhất là 150 triệu đồng, hộ nhiều nhất là 400 triệu đồng.
Chỉ tính riêng giai đoạn 2008 – 2015, Trung tâm Khuyến nông Hà Nội đã giải ngân Quỹ Khuyến nông cho 81 hộ nông dân Phú Xuyên thỏa “cơn khát” vốn với số tiền 17 tỷ đồng…
Nông dân tiếng là lắm đất nhưng hầu như không thể dùng đất nông nghiệp vào mục đích thế chấp vay vốn ngân hàng được. Vay tín chấp cũng rất khó khăn vì ngân hàng lo sợ rủi ro.
Thế nên cơn khát vốn luôn là một vấn đề nan giải với họ. Như một sáng kiến tiên phong, lần đầu tiên Hà Nội cho phép lập Quỹ Khuyến nông do Trung tâm Khuyến nông TP quản lý từ năm 2002.
Số vốn ban đầu chỉ khiêm tốn 5 tỷ đồng nhưng qua 13 năm hoạt động lượng tiền của quỹ đã “nở” ra 121 tỷ đồng, giúp 2.650 hộ nông dân thỏa cơn khát vốn để phát triển SX.
Gọn nhẹ nhưng lại quản lý rất chặt chẽ chính là Quỹ Khuyến nông. Tiền được giải ngân trực tiếp đến tay nông dân nhằm giảm bớt các thủ tục phiền hà. Các hộ trang trại, đặc biệt là nông dân trong các vùng SX hàng hóa tập trung được quỹ đặc biệt quan tâm.
Theo ông Nguyễn Hồng Anh, GĐ Trung tâm Khuyến nông Hà Nội, từ nguồn vốn khuyến nông, thành phố đã xây dựng thành công nhiều đề án vùng SX nông nghiệp hàng hóa theo hướng tập trung như chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, lúa hàng hóa, rau an toàn, quả đặc sản, hoa chất lượng cao...
Chỉ hy vọng những hộ đã vay vốn Quỹ Khuyến nông trong thời gian tới SX hiệu quả để có thể làm nòng cốt cho những hộ yếu thế hơn cùng nhau phát triển.
Tương lai gần, mục tiêu trọng điểm của Quỹ Khuyến nông sẽ là giải ngân cho các dự án nông nghiệp có hàm lượng công nghệ cao, nông nghiệp thông minh nhằm gia tăng lợi nhuận trên cùng diện tích canh tác.
Sử dụng đúng mục đích
Anh Lê Văn Thông ở xã Tri Trung đợt này vay được 150 triệu đồng từ quỹ. Với số tiền đó anh sẽ đầu tư chiều sâu vào trang trại cá và vịt đẻ 2,1 ha của gia đình.
Theo tâm sự của anh thì chi phí thức ăn chăn nuôi đã ngốn của gia đình vài chục triệu mỗi tháng nên số lãi từ SX chỉ đủ cho duy trì trang trại chứ khó có thể đầu tư ra tấm, ra món được.
Vì thế mà số tiền vay lần này sẽ giúp cho anh mua thức ăn chăn nuôi loại tốt, sửa sang cơ sở hạ tầng, thâm canh vịt đẻ, cá thương phẩm.
Ông Vũ Văn Trong, Chủ nhiệm HTX Thủy sản Tri Phú, xã Tri Trung hoạch định chi tiết cho số vốn 400 triệu đồng vay được lần này như sau, phần để đầu tư cho ao cá giống diện tích 14.000 m2 của nhà, phần sẽ tiếp sức về vốn cho những xã viên trong HTX để phát triển SX.
HTX của ông dù mới chỉ thành lập được 3 năm nhưng hiện đã phát triển lên tới 100 xã viên. Với 40 ha mặt nước, mỗi năm HTX cung cấp ra thị trường khoảng 200 tấn thủy sản, hiệu quả đạt trên 200 triệu đồng/ha/năm.
Nhu cầu vay vốn để phát triển SX của người nuôi thủy sản tập trung của xã Tri Trung vẫn còn nhiều, không phải ai cũng có thể tiếp cận được vốn vay của quỹ
Có thể bạn quan tâm
Xã Pú Nhi (huyện Điện Biên Đông) có 20 bản của 2 dân tộc Mông và Thái. Sản xuất nông nghiệp ở đây từ lâu đời chủ yếu canh tác một vụ trên nương, năng suất, sản lượng thấp. Đất sản xuất có độ dốc cao, nhanh bạc màu, người dân không sử dụng phân bón nên gieo trồng được 2 - 3 vụ lại bỏ hoang. Diện tích rừng bị thu hẹp mà cuộc sống người dân vẫn không được cải thiện nhiều, tỷ lệ hộ nghèo cao.
Chúng tôi gặp bà Nguyễn Thị Miên, đội 23, xã Thanh Chăn (huyện Điện Biên) tại lớp tập huấn “Quy trình chăm sóc cây lúa, ngô trên đồng ruộng bằng các sản phẩm của Công ty Supper phốt phát và Hoá chất Lâm Thao” diễn ra từ ngày 12 - 13/6 vừa qua, bà Miên hồ hởi cho biết, đã nhiều năm qua mỗi khi bước vào mùa vụ, gia đình bà không phải lo tiền, hay vay lãi nóng để mua phân bón nữa.
Người dân bản Tà Lèng, xã Tà Lèng (TP. Điện Biên Phủ) không ai không biết ông Lò Văn Mấng, Phó chủ tịch HĐND xã năng nổ, nhiệt tình trong công việc và làm kinh tế giỏi.
Ngay sau khi kết thúc vụ lúa đông xuân năm 2014 – 2015 thắng lợi, tranh thủ thời tiết thuận lợi, nông dân huyện Điện Biên đồng loạt ra đồng làm đất, nạo vét kênh mương chuẩn bị sản xuất lúa vụ mùa.
Việc tiếp cận vốn từ ngân hàng thương mại khó khăn, nguồn giống cà phê cấp để tái canh còn những bất cập, trong khi các bên liên quan chưa đi đến sự thống nhất… là những rào cản đã, đang làm chậm tiến độ, hiệu quả chương trình tái canh cà phê trên địa bàn tỉnh.