Ngày vui đến gần
Đảng viên đứng mũi chịu sào
Những ngày này, địa phương đang ráo riết thực hiện những phần việc cuối cùng để kịp tiến độ công nhận.
Bí thư xã Đông Thạnh Nguyễn Phước Thảo cho biết, Đông Thạnh là 1 trong 11 xã điểm của tỉnh Hậu Giang.
Ngay những ngày đầu thực hiện, xã Đông Thạnh xây dựng Nghị quyết thực hiện chương trình mục tiêu gắn với đề án phát triển kinh tế nông nghiệp ở từng giai đoạn, giao nhiệm vụ cụ thể cho từng Chi bộ xây dựng Nghị quyết chuyên đề xây dựng NTM.
Theo đó, các ngành đoàn thể cụ thể hóa và tiến hành rà soát các tiêu chí chưa đạt để tập trung vận động nhân dân thực hiện với hình thức tiêu chí nào dễ sẽ thực hiện trước.
Nhờ vậy, chỉ trong thời gian ngắn các tiêu chí trong dân cơ bản hoàn thành, tạo đà vững chắc để thực hiện tiêu chí còn lại.
Với quyết tâm trở thành xã NTM vào năm 2015, Đông Thạnh đã huy động nguồn lực đầu tư hỗ trợ trong xây dựng NTM lên đến 74 tỷ đồng, trong đó vốn từ DN là 20 tỷ đồng, nhân dân đóng góp hơn 28,5 tỷ đồng, còn lại ngân sách Trung ương và địa phương.
Bước vào thực hiện, Đông Thạnh chọn ấp Phước Thạnh làm điểm để chỉ đạo trong suốt quá trình thực hiện. Qua đây chú trọng việc đề cao vai trò và tinh thần gương mẫu của cán bộ, đảng viên trong mọi lĩnh vực.
Để từng bước hoàn thành các tiêu chí, Đảng bộ tập trung kiện toàn bộ máy Ban chỉ đạo, điều hành thực chương trình từ xã đến ấp, đồng thời xây dựng lộ trình và đưa ra giải pháp khả thi.
Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng cán bộ đảng viên chịu trách nhiệm đứng mũi chịu sào thực hiện các phần việc liên quan, nên nhận thức từ trong nội bộ Đảng đến quần chúng nhân dân về xây dựng NTM có sự chuyển biến tích cực.
Chú trọng cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn
Sau 5 năm thực hiện, bên cạnh sự phấn khỏi về những công trình hạ tầng phát triển bằng đóng góp thiết thực của các tầng lớp nhân dân, thì trên khuôn mặt của mỗi người dân Đông Thạnh hôm nay còn sáng lên niềm vui khi trong nhà đã có “của ăn của để”, không còn lo đói nghèo.
Đặc biệt nhà nào cũng có phương tiện nghe nhìn cũng như phương tiện giao thông phục vụ việc đi lại.
Bà Đặng Thị Lắm ấp Thạnh Thuận cho biết, thấy được quyền lợi cũng như tầm quan trọng của NTM, bà con ai cũng nhiệt tình hiến đất, tham gia ngày công để các công trình giao thông hoàn thành sớm.
Nếu so với 5 năm trước vào mùa mưa đi lại khó khăn thì hiện tại đường làng đều thông thoáng.
Một trong những việc quan trọng đối với xã Đông Thạnh trong xây dựng NTM là phát triển cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn. Xã đã huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau để thực hiện bê tông hóa các trục đường liên xã, liên ấp.
Đến nay, toàn xã có 9.500m đường liên xã được bê tông hóa, và trong tổng số 11.000m trục đường liên ấp thì đã có 72% được cứng hóa đạt chuẩn theo thông số của Bộ Giao thông -Vận tải.
Nhờ tinh thần gương mẫu của cán bộ đảng viên, đồng thời kết hợp với sức dân, Đông Thạnh đã huy động hơn 10,4 tỷ đồng để xây dựng các trục đường giao thông nông thôn, trong đó vốn Nhà nước hơn 5,6 tỷ đồng, còn lại do nhân dân đóng góp.
Theo ông Nguyễn Văn Bi, trưởng ấp Đông Thuận, ở xã Đông Thạnh, việc bảo vệ cảnh quan môi trường đã trở thành nếp văn hóa trong mỗi người dân.
Nhiều con đường trên địa bàn xã ngày càng thông thoáng, phủ xanh hàng cau hai bên đường. Đặc biệt là tuyến đường nối từ Cái Chanh đi qua các ấp Đông Thuận và Phước Thạnh về trung tâm xã được xem là tuyến đường đẹp nhất xã.
Ngoài việc xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu thì việc phát triển SX, nâng cao thu nhập cho người dân được xem là nhiệm vụ trọng tâm trong quá trình xây dựng NTM.
Hiện thu nhập bình quân đầu người ở Đông Thạnh đạt trên 29 triệu đồng, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo ở xã còn 4,26%. Song song đó, lĩnh vực giáo dục, y tế cũng có nhiều khởi sắc, chất lượng, hiệu quả hoạt động được nâng lên.
Ven con đường ô tô mới mở cách trung tâm xã 500m, Trường Mầm non Đông Thạnh đã đưa vào sử dụng hơn 1 tuần nay. Kế bên, Trường Tiểu học Đông Thạnh 1, những cây cầu được sửa chữa và bắc mới cũng đang được ráo riết thi công cho kịp tiến độ đề ra. Cái nắng chói chang không làm giảm đi sự nhiệt tình, hăng say lao động của công nhân.
Ông Nguyễn Văn Thuấn đang dở tay cắt tỉa cây kiểng xung quanh nhà vui vẻ chia sẻ: “Mấy ngày nay, tôi thấy phấn khởi vì ai ai cũng dọn dẹp, chỉnh trang nhà cửa để chờ ngày lễ công nhận xã NTM. Đúng như tên gọi NTM nên giờ tất cả đều mới, khang trang, sạch đẹp. Người dân cũng thay đổi tư duy theo kiểu mới tiến bộ hơn”.
Đến với xã Đông Thạnh hôm nay, điều mà nhiều người dễ dàng nhận thấy, đó là nhiều tuyến đường giao thông nông thôn được bê tông hóa, trường học được xây dựng mới khang trang, sạch đẹp, nhiều ngôi nhà kiên cố san sát mọc lên, cuộc sống của người dân Đông Thạnh đang dần ấm no hơn.
Đây chính là hiệu quả thiết thực của việc thực hiện mục tiêu xây dựng NTM của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Đông Thạnh.
Có thể bạn quan tâm
Có dịp đến thăm mô hình chăn nuôi bò thịt của ông Đinh Văn Khoa ở xã Quang Lãng (huyện Phú Xuyên, TP Hà Nội), chúng tôi thật sự ngỡ ngàng trước một cơ ngơi chăn nuôi có giá trị kinh tế cao, tiềm lực lớn.
Thời gian qua, xã Phú Thuận B (huyện Hồng Ngự, Đồng Tháp) xuất hiện nhiều mô hình kinh tế mang lại hiệu quả cao giúp nhiều nông dân thoát nghèo và làm giàu chính đáng như: mô hình nuôi cá lóc, nuôi bò, nuôi thỏ kết hợp nuôi cá... đặc biệt mô hình nuôi nai của ông Nguyễn Thành Nam cho lợi nhuận 40 - 50 triệu đồng từ bán nhung và nai giống.
Những năm gần đây, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, nhu cầu tiêu dùng các loại thực phẩm mới có giá trị tăng lên nhanh chóng, đặc biệt là ở thành phố du lịch như Hạ Long.
Gần đây, ở huyện Thoại Sơn (An Giang) và một vài nơi khác mọc lên những ngôi nhà mới cao tầng, không để ở mà xây “lâu đài” cho chim yến trú ngụ với mục đích lấy tổ bán làm giàu.
Gà chín cựa tưởng như chỉ tồn tại trong truyền thuyết nhưng năm nay, con vật này có thể sẽ xuất hiện trong mâm cỗ Tết của nhiều gia đình.