Triển Vọng Giống Lúa PB1
Trước nhu cầu của người nông dân cần giống lúa mới để đa dạng hóa cơ cấu giống trong sản xuất, đảm bảo năng suất, giá trị vừa có khả năng chống chịu tốt với điều kiện ngoại cảnh và sâu bệnh gây hại, vụ chiêm xuân năm 2014, xã Thanh Chăn (huyện Điện Biên) phối hợp với Viện Khoa học Nông – Lâm nghiệp miền núi phía Bắc triển khai sản xuất thử nghiệm giống lúa PB1.
Mô hình được triển khai trên diện tích 1ha với 7 hộ dân tham gia. Ngoài được hỗ trợ về giống, phân bón, các hộ tham gia còn được tập huấn kỹ thuật trồng và chăm sóc như: làm đất, gieo cấy, bón phân, phun thuốc bảo vệ thực vật... Được biết, PB1 là giống lúa thuần có nguồn gốc từ Phú Thọ, thời gian sinh trưởng từ 110 – 120 ngày, chiều cao trung bình đạt từ 90 – 100cm.
Qua so sánh với giống bắc thơm số 7 ở cùng thời điểm gieo cấy, điều kiện chăm sóc như nhau, giống PB1 sau khi gieo hạt nảy mầm đều, đẻ nhánh khỏe, trỗ tập trung, bông to, nhiều hạt (khoảng 200 hạt/bông), tỷ lệ hạt chắc cao; có khả năng chống chịu được với các bệnh đạo ôn, cổ bông, khô vằn, sâu cuốn lá... Đặc biệt, cây lúa cứng cáp nên có khả năng chống đổ tốt, dự tính năng suất trung bình ước đạt từ 65 – 70 tạ/ha.
Cán bộ khuyến nông xã Thanh Chăn, huyện Điện Biên kiểm tra mô hình trồng lúa PB1.
Chị Lương Thị Thanh, thôn Việt Thanh 4, xã Thanh Chăn, huyện Điện Biên là một trong những hộ tham gia mô hình cho biết: Nhiều năm qua, giống bắc thơm số 7 là giống lúa chủ lực, chiếm phần lớn diện tích gieo cấy của xã cũng như của gia đình.
Tuy nhiên, vài vụ gần đây giống lúa này đã bị lai tạp và dần mất đi khả năng kháng các loại sâu bệnh. Vụ chiêm xuân năm nay, tôi đã đăng ký gieo cấy 1.000m2 giống lúa PB1.
Qua quá trình chăm sóc, tôi thấy giống PB1 sinh trưởng tốt, cứng cây, đẻ nhánh khỏe, có khả năng kháng sâu bệnh. Đến nay, cây lúa sinh trưởng, phát triển tốt, đặc biệt là giảm được một nửa chi phí thuốc bảo vệ thực vật so với gieo cấy một số giống lúa truyền thống.
Ông Trần Văn Hân, Phó Chủ tịch UBND xã Thanh Chăn cho biết: Mặc dù đến trung tuần tháng 5 mới thu hoạch, song qua quá trình kiểm tra sơ bộ có thể nhận định được những ưu điểm nổi bật của giống PB1 là cho năng suất cao, chất lượng tốt, thời gian sinh trưởng ngắn, độ thuần đồng ruộng cao, thích hợp với khí hậu, thổ nhưỡng của vùng. Đây được xem là tín hiệu vui cho bà con nông dân trong việc chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng của xã.
Nếu đạt kết quả khả quan, giống PB1 sẽ được bổ sung vào cơ cấu giống sản xuất của xã, giúp người dân có thêm lựa chọn bộ giống trong sản xuất, hạn chế thấp nhất tình hình mất mùa cục bộ do cơ cấu giống.
Có thể bạn quan tâm
Việc Bộ Nông nghiệp Mỹ và Úc cho phép Việt Nam xuất nhãn, vải vào những thị trường này là một điều hết sức đáng mừng.
Với gần 1.000 ha tiêu, trong đó 70% đã cho thu hoạch của xã dân tộc thiểu số biên giới Lộc An chiếm 1/4 diện tích tiêu Lộc Ninh và gần 10% diện tích của tỉnh Bình Phước. Hữu cơ hóa vườn để sản xuất tiêu sạch bền vững, những “vua” trồng tiêu ở Lộc An đã góp phần dẫn dắt giá cả tiêu Việt Nam trên thị trường quốc tế. Và mùa thu hoạch năm 2015, người trồng tiêu ở Lộc An vui hơn bởi giá bán luôn ở mức trên 200 ngàn đồng/kg (tiêu trên 500g/lít)...
Hiệp hội Thuốc lá Việt Nam vừa phối hợp với Hiệp hội Nông dân Thuốc lá Thế giới tổ chức “Diễn đàn Hiệp hội Nông dân Thuốc lá Thế giới (ITGA) – Khu vực Châu Á”. Đại diện của 8 quốc gia trong khu vực châu Á đã có mặt và tham dự diễn đàn này.
Ngày 24.4, Hội Làm vườn tỉnh Bình Định phối hợp với UBND xã Cát Hiệp (huyện Phù Cát) và xã Bình Tân (huyện Tây Sơn) tổ chức hội nghị đầu bờ mô hình trồng đậu phụng thâm canh xen mì vụ Đông Xuân với sự tham gia của hàng trăm hộ nông dân tại địa phương.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, đa số người trồng bí tại làng Bung (xã Ya Hội, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) đều đến từ thị xã An Khê và huyện Đak Pơ. Họ phải thuê đất của người dân trong làng với giá từ 3 đến 8 triệu đồng/ha/vụ hoặc 3 triệu đồng/ha trong thời gian trên 2 năm. Hộ ít trồng 7 sào, hộ nhiều cũng trên 2 ha. Và việc trồng bí của họ cũng giống như 1 canh bạc, năm được, năm mất. Năm nay, ngoài một số ít hộ có lãi nhờ trồng sớm, còn lại đa số đều bị thua lỗ do bí vừa mất mùa, vừa mất giá.