Triển khai phòng chống dịch bệnh trên tôm
Chỉ thị 6621/CT-BNN-TY, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị các tỉnh, thành có nuôi tôm nước lợ chỉ đạo thực hiện báo cáo công tác thú y thủy sản, thực hiện quan trắc cảnh báo môi trường;
Giám sát dịch bệnh tại cơ sở sản xuất tôm giống và nuôi tôm xuất khẩu; kiên quyết tiêu hủy lô tôm giống dương tính với bệnh phải công bố dịch, đình chỉ hoạt động và công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng đối với cơ sở sản xuất tôm giống vi phạm nhiều lần.
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi chỉ đạo, tại các vùng trọng điểm, cần bố trí mỗi huyện có ít nhất 3 nhân viên thú y thủy sản, mỗi xã có 1 nhân viên thú y thủy sản.
Tổ chức thanh tra, kiểm tra việc sản xuất, kinh doanh, sử dụng các loại vật tư trong nuôi tôm (con giống, thức ăn thủy sản, thuốc thú y, hóa chất, chế phẩm sinh học,…) và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm;
Tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn kỹ thuật nuôi tôm an toàn dịch bệnh, không xả thải tôm bệnh, nước từ ao nuôi bị bệnh ra môi trường; sử dụng thuốc thú y đúng hướng dẫn của nhà sản xuất và cơ quan chuyên môn,...
Được biết, các kết quả quan trắc môi trường các vùng nuôi thủy sản thuộc tỉnh Quảng Ngãi từ trong thời gian qua của Trung tâm quốc gia quan trắc cảnh báo môi trường và phòng ngừa dịch bệnh thủy sản khu vực miền Trung (Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III) cho thấy, vùng nuôi thuộc thành phố Quảng Ngãi và huyện Đức Phổ nguồn nước cấp đang bị ô nhiễm chất dinh dưỡng được thể hiện qua các giá trị COD, hàm lượng amoni đều vượt giá trị giới hạn của QCVN 10:2008/BTNMT về chất lượng nước ven bờ dùng trong nuôi trồng thủy sản.
Độ mặn của nguồn nước cấp tương đối thấp (10%) nhưng pH có giá trị rất cao (pH=9,4).
Chất lượng nước chưa được đảm bảo, sự ngọt hóa nguồn nước cùng với nhiễm bẩn hữu cơ tạo điều kiện cho các loài thực vật thủy sinh phát triển, làm tăng giá trị pH và có thể gây ảnh hưởng đến nuôi tôm.
Chất lượng nước ở các vùng quan trắc của tỉnh Quảng Ngãi tại thời điểm thu mẫu được ghi nhận ô nhiễm chất hữu cơ, độ mặn thấp, mật độ vi khuẩn Vibrio khá cao, nguồn nước chưa đảm bảo để sử dụng cho nuôi tôm.
Các vùng nuôi cần xử lý ô nhiễm chất hữu cơ trong nước bằng các loại chế phẩm sinh học, khử trùng diệt vi khuẩn Vibrio ở ao lắng trước khi cấp vào ao nuôi.
Khẩn trương triển khai thực hiện các nội dung chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Chỉ thị 6621/CT-BNN-TY về tăng cường phòng, chống dịch bệnh trên tôm nuôi nước lợ.
Có thể bạn quan tâm

Vừa qua, Trung tâm Giáo dục thường xuyên và dạy nghề huyện Hà Trung (Thanh Hóa) phối hợp với Trung tâm Dạy nghề tư thục Hợp Lực khai giảng 2 lớp sơ cấp nuôi trồng thủy sản cho 50 học viên 2 xã Hà Ngọc và Hà Thanh.

Năm nay, vụ cá nam đến muộn, nhưng bù lại sản lượng của từng chuyến biển của ngư dân tăng khá.
Phường Hương An, thị xã Hương Trà có cơ cấu kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp. Toàn phường có 218 ha lúa, 73 ha lạc, 10 ha ngô, 15 ha rau màu trong đó có 7 ha chuyên trồng hành lá, là cây trồng mang lại hiệu quả cao cho người nông dân.

Ai đó từng nói, thành công thường không đến trước tiên, mà thường đến sau những lần thất bại. Triết lý đó càng trở lên thấm thía khi tôi tìm hiểu quá trình làm giàu của anh Diệm Quang Tuyến, chủ trang trại chăn nuôi gà ở tổ 15, phường Cam Gia (T.P Thái Nguyên).

Theo thống kê, toàn huyện Tân Châu (Tây Ninh) hiện có trên 140 ngàn con gia cầm các loại, trong đó đa số do các hộ chăn nuôi nhỏ lẽ để tăng thêm thu nhập.