Kinh nghiệm nuôi gà an toàn sinh học
Nuôi gà an toàn sinh học Chăn nuôi gà an toàn sinh học giúp nhiều hộ trở nên khá giả
Cuối năm 2013, nhận thấy giá cao su biến động đi xuống và ở mức thấp có thể kéo dài trong nhiều năm nên gia đình ông Chu Văn Lưu (ấp 2, thị trấn Chơn Thành, huyện Chơn Thành, Bình Phước) đã chuyển một phần diện tích sang xây dựng chuồng trại chăn nuôi gà thả vườn.
Chăn nuôi gà an toàn sinh học giúp nhiều hộ trở nên khá giả.
Bước đầu, ông Lưu đầu tư chăn nuôi 1.000 con gà thả vườn, sau hơn 3 tháng xuất chuồng với trọng lượng bình quân 1,5 - 1,7 kg/con, bán với giá 72.000 - 75.000 đồng/kg.
Dù giá bán cao nhưng sau khi trừ hết chi phí thì lợi nhuận không đáng kể do tỷ lệ hao hụt cao (trên 15%).
Sau đó gia đình ông tiếp tục đầu tư nuôi mở rộng quy mô lên 2.000 con và cho kết quả tương tự.
Việc chăn nuôi gà bước đầu đã không đưa đến thành công cho gia đình ông Lưu như mong đợi.
Không nản lòng, ông Lưu tiếp tục đúc rút kinh nghiệm, tìm hiểu, học hỏi và ứng dụng KHKT để giảm hao hụt, tăng chất lượng gà thịt và sử dụng hiệu quả hơn thức ăn chăn nuôi.
Cơ hội đến với ông vào tháng 10/2014, Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư Bình Phước phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện Chơn Thành tổ chức lớp tập huấn “Kỹ thuật chăn nuôi gà an toàn sinh học” trong thời gian 3 ngày tại thị trấn Chơn Thành và ông là người được tham dự.
Chính những bài học, kiến thức và kinh nghiệm chăn nuôi, phòng trị bệnh và biện pháp chăn nuôi gà an toàn sinh học, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng do TS Nguyễn Văn Bắc, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia và các kỹ sư thuộc Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Bình Phước chia sẻ, truyền đạt đã được ông ghi nhớ và ứng dụng triệt để vào chăn nuôi tại gia đình mình.
Từ đó đến nay, gia đình ông Lưu đã nuôi gà gặt hái từ thành công này đến thành công khác với lợi nhuận hàng năm trên 150 triệu đồng, với quy mô 3.000 con/lứa (mỗi năm xuất 3 lứa).
Từ thành công này, gia đình ông Lưu đang tiếp tục xây dựng thêm chuồng trại để mở rộng quy mô lên 5.000 con/lứa.
Theo Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Bình Phước, các hộ chăn nuôi an toàn sinh học sau khi gặt hái được thành công đã tự nguyện quay trở lại chia sẻ kinh nghiệm cho nhiều hộ xung quanh, giúp nhân rộng mô hình chăn nuôi an toàn hiệu quả trên diện rộng.
Theo ông Lưu, nhờ áp dụng tốt các kiến thức thu được từ lớp tập huấn “Kỹ thuật chăn nuôi gà an toàn sinh học” như kiến thức về các nguy cơ và biện pháp chăn nuôi an toàn, cách phòng và trị bệnh, nuôi không ô nhiễm do sử dụng đệm lót sinh học Balasa N01, cho ăn thức ăn bằng ủ men vi sinh hoạt tính, làm sạch hệ thống dẫn nước bằng Hydrocare… nên chăn nuôi gà có tỷ lệ chết và hao hụt thấp (dưới 6%).
Đàn gà luôn phát triển khỏe mạnh, chất lượng thơm ngon nên được thương lái và người tiêu dùng ưu tiên lựa chọn và thường mua với giá cao hơn thị trường 5.000 - 7.000 đồng/kg.
Ngoài ông Lưu, nhiều hộ chăn nuôi gà khác trên địa bàn như ông Phạm Trung Kiên (xã Minh Thành), ông Đoàn Ngọc Cường (xã Thành Tâm)… đã rất thành công nhờ áp dụng biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học.
Điều này đã cho thấy công tác tập huấn và chuyển giao tiến bộ KHKT cho nông dân là rất cần thiết và có tác động rất lớn đến người chăn nuôi.
Biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học không chỉ giúp nông dân kiểm soát dịch bệnh trong chăn nuôi mà tạo động lực, cơ hội phát triển chăn nuôi gà bền vững, không gây ô nhiễm ở nhiều hộ gia đình, nhiều địa phương.
Đặc biệt, chăn nuôi an toàn sinh học đã giúp nhiều hộ nông dân vươn lên làm giàu, tạo việc làm ổn định, bền vững trên chính mảnh đất mình sinh sống.
Có thể bạn quan tâm
Dễ trồng, đầu tư thấp, hiệu quả kinh tế rất cao. Đó là đánh giá về hiệu quả trồng cây măng tây xanh của người dân phường Văn Hải, TP Phan Rang- Tháp Chàm (Ninh Thuận).
Quốc đảo Philippines từ lâu đã nổi tiếng là nơi cung cấp dừa và các sản phẩm từ dừa lớn nhất thế giới. Một phần ba dân số của Philippines sống phụ thuộc vào ngành công nghiệp dừa. Nhóm phóng viên VTC16 đã đến tìm hiểu về ngành công nghiệp đã đem lại kim ngạch xuất khẩu hơn 1 tỷ đô la Mỹ mỗi năm cho đất nước này.
Điểm khác nhau giữa mô hình 3 giảm, 3 tăng với các ruộng sản xuất đại trà là: sử dụng giống nguyên chủng PC6 (lúa chất lượng cao) với lượng giống 50 - 60 kg/ha, kết hợp công cụ sạ hàng để giảm lượng giống gieo sạ, điều tiết mật độ cây thích hợp và giảm công lao động, sử dụng phân bón vi sinh để thay thế 50% lượng phân đạm và lân, hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cho lúa trong thời gian 40 ngày sau sạ
Từ bỏ công việc buôn bán, Học đăng ký thầu 5ha đất trũng thuộc khu Đầm Sung với thời gian 10 năm để thực hiện kế hoạch làm giàu.
Theo tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) vừa giảm thuế chống bán phá giá cho cá tra Việt Nam