Thúc đẩy ứng dụng công nghệ để nâng cao giá trị thanh long Bình Thuận
Dự hội thảo có ông Trần Văn Tùng – Thứ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ, bà Vũ Kim Hạnh – Chủ tịch Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam Chất lượng cao cùng lãnh đạo các sở, ban ngành; Các Hiệp hội, Hợp tác xã thanh long trên địa bàn tỉnh.
Tại hội thảo, các đại biểu nghe Viện Nghiên cứu Phát triển Đồng bằng Sông Cửu Long, Đại học Cần Thơ, Trung tâm Nghiên cứu phát triển Công ty Cổ phần Bóng đèn Điện quan, Học viện Nông nghiệp Việt Nam trình bày các tham luận nông sản Bình Thuận, đặc biệt về cây thanh long như: Phát triển ổn định bền vững ngành hàng thanh long theo cách tiếp cận chuỗi giá trị; kinh nghiệm chuyển giao công nghệ chế biến thanh long;
Nghiên cứu chế tạo và ứng dụng đèn chuyên dụng điều khiển thanh long ra hoa trái vụ…
Đặc biệt, mô hình chuyển giao công nghệ chế biến thanh long sấy dẻo của Công ty TNHH TMDV XNK Bé Dũng (Hàm Thuận Nam) được đông đảo đại biểu quan tâm, ủng hộ.
Mặc dù ở bước đầu, mô hình nếu thành công sẽ góp phần tăng sức cạnh tranh, quảng bá sản phẩm quả thanh long Bình Thuận đến các thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước.
Ngoài ra, các đại diện tổ hợp tác xã thanh long cũng kiến nghị các ngành chức năng quan tâm mở rộng thị trường ổn định giá cả quả thanh long; giải pháp phòng trừ hiệu quả bệnh đốm nâu; thông tin các chính sách hỗ trợ nông nghiệp…
Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Văn Tùngnhấn mạnh: Bình Thuận cần thiết thúc đẩy ứng dụng, đổi mới công nghệ để nâng cao chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp đặc biệt là cây thanh long.
Theo đó, trước hết thay đổi tư duy sản xuất, ứng dụng các thành tựu công nghệ mới, tiên tiến trong nông nghiệp vào sản xuất hình thành vùng nguyên liệu sạch.
Đầu tư công nghệ chế biến các sản phẩm quả thanh long theo thị hiếu, sở thích người tiêu dùng, góp phần tiêu thụ quả thanh long trong tình hình hiện nay.
Có thể bạn quan tâm
Người dân xã Địch Quả (huyện Thanh Sơn) đã có nhiều cách làm giàu, nhưng hiệu quả hơn cả vẫn là cây chè. Những người cao niên nhất trong xã cũng không biết cây chè cắm chân trên đất này từ bao giờ, còn chè trồng quy mô, thành hàng hóa lớn bắt đầu từ những năm 1980.
Hơn 1.100 ha bãi triều nuôi ngao của huyện Kim Sơn (Ninh Bình) với sản lượng hàng năm khoảng 12 nghìn tấn đã đem lại thu nhập cao cho nhiều ngư dân. Thế nhưng, từ đầu năm 2013 trở lại đây, thị trường tiêu thụ ngao Trung Quốc đột ngột sụt giảm, giá ngao xuống thấp khiến cho người nuôi ngao gặp nhiều khó khăn.
Những năm gần đây, trên địa bàn huyện Phước Sơn, nhiều hộ dân đã cải tạo đất vườn đồi để trồng các giống cây ăn quả mới dẫn nhập cho hiệu quả kinh tế cao.
4 năm qua, mô hình trồng ngò gai ở xã Phụng Hiệp (huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang) mang lại lợi nhuận kinh tế rất cao góp phần xóa đói giảm nghèo và đang được nhân rộng. Toàn xã có trên 400 hộ dân SX 27 ha ngò gai. Bình quân 1.000 m2 ngò gai thu lãi từ 40 - 50 triệu đ/năm.
Có thể nói tình hình nuôi trồng thủy sản năm nay ổn định và không phát sinh dịch bệnh, tuy nhiên sản lượng giảm so với năm 2013 vì phần lớn bà con thả giống chậm so với lịch thời vụ, thời tiết xấu, cùng với chất lượng giống không đảm bảo nên tỷ lệ hao hụt cao.