Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cần bảo vệ nhãn hiệu nông phẩm

Cần bảo vệ nhãn hiệu nông phẩm
Ngày đăng: 13/11/2015

Không đâu xa, thanh long Bình Thuận vốn là cây trồng giúp cho nhiều nông dân làm giàu với giá bán bình thường cũng không dưới 15.000đ/kg, còn nếu trúng đợt hàng xuất khẩu thì cũng gần gấp đôi giá này.

Gần đây, tình trạng một số nông phẩm liên tục bị “rớt giá” làm cho không ít nông hộ lâm vào cảnh khó khăn.

Không đâu xa, thanh long Bình Thuận vốn là cây trồng giúp cho nhiều nông dân làm giàu với giá bán bình thường cũng không dưới 15.000đ/kg, còn nếu trúng đợt hàng xuất khẩu thì cũng gần gấp đôi giá này.

Thế nhưng nay thì không được vậy, giá bán tại vườn đã giảm một nửa so với giá nêu trên nên thua lỗ là cái chắc, lại bán không chạy do nhu cầu tiêu dùng trong nước không cao.

Đối với tỉnh ta, chỉ mới qua mấy cơn mưa dầm sau thời gian dài nắng hạn, vui một lẽ là nhiều hồ chứa đã dần dần tích nước, nhiều vùng “đồng khô cỏ cháy” vài tháng trước đây thì nay đã “hồi sinh” với màu xanh của cây lương thực, cây màu…

Đáng nói là, những vùng như Thái An, Vĩnh Hy (Ninh Hải) nhờ có mưa đã cứu được không ít diện tích cây đặc sản như nho, đồng thời bổ sung lượng nước ngầm để nông dân “dự trữ” bơm tưới cho cây trồng…

Tuy vậy, đây đó vẫn “phảng phất” nỗi buồn do mưa đã làm cho một số diện tích nho đang cho trái bị cầm màu do úng thủy; một số diện tích đang kết trái bị nấm hại..

Đáng lo hơn cả là tuy chưa thu hoạch rộ nhưng giá nho đã giảm đáng kể, có thời điểm nhà vườn phải cắt bán chợ đại trà với giá chỉ từ 5.000- 7.000đ/kg.

Nay tại một số chợ nho đỏ giá nhích lên trên dưới 10.000đ/kg.

Còn thực tế bán tại vườn cũng chỉ 7.000 - 8.000đ/kg là cùng.

Với giá cả như vậy đã làm rầu lòng người trồng nho vì lỗ chi phí.

Táo xanh cũng trong tình trạng tương tự, giá không cao do không có độ ngọt, thậm chí bị chua vì tích quá nhiều nước.

Đúng là không mưa cũng khổ mà mưa cũng… khổ!

Thực chất của vấn đề là không phải trên thị trường “thừa” nho Ninh Thuận để rồi phải mất giá mà trong đó có tình trạng “nhản hiệu” nho của tỉnh đã bị nhiều người bán ở một số tỉnh, thành, nhất là Hà Nội và TP.

Hồ Chí Minh “gán” cho nho Trung Quốc mà theo họ là để cho… dễ bán!.

Có tiểu thương chuyên cung cấp nho cho một số vựa ở tp.

Hồ Chí Minh cho biết, hiện nhiều người tiêu dùng tỏ ra nghi ngờ “nho gốc” của “chính hiệu” Ninh Thuận bởi tình trạng “đánh tráo” nhãn hiệu nêu trên.

Vì lợi nhỏ mà một số người buôn bán đã “vô tình” hại người trồng nho bằng chính việc tạo nên sự hoài nghi về trái cây đặc sản của tỉnh.

Trong khi đó, để bảo vệ cho nhãn hiệu nho Ninh Thuận thì chính người nông dân cũng bất lực; người tiêu dùng thì thiếu thông tin để khả dĩ phân biệt đâu là thật đâu là giả!.

Thời gian qua, không chỉ có nho mà nhiều sản phẩm khác của tỉnh cũng bị “nhái” trong đó có tỏi, táo xanh, hành tím…

Trước thực trạng đó, để bảo vệ người sản xuất, vấn đề đặt ra là tỉnh cần chỉ đạo cơ quan chức năng có giải pháp để bảo vệ nhãn hiệu nông phẩm của tỉnh, nhất là công bố rộng rãi thông tin để người tiêu dùng biết, lựa chọn.


Có thể bạn quan tâm

Nông Dân Khốn Đốn Vì Chính Sách Nông Dân Khốn Đốn Vì Chính Sách "Ngược Đời" Của Công Ty Thu Mua Sữa

Sáng 10-1, hàng chục xã viên hợp tác xã chăn nuôi bò sữa Cầu Sắt, xã Tu Tra, huyện Đơn Dương (Lâm Đồng), bức xúc đổ bỏ sữa tươi ngay tại khu vực thu mua sữa của công ty CP sữa Đà Lạt (Dalat Milk), phản đối việc Công ty ra thông báo hạn định mức thu mua sữa tươi kiểu “thắt vú bò”.

14/01/2015
Nghề Mới Xuất Hiện Ở Nông Thôn Nuôi Vịt Trời Cho Thu Nhập Cao Nghề Mới Xuất Hiện Ở Nông Thôn Nuôi Vịt Trời Cho Thu Nhập Cao

Từ hơn 1 năm nay, ở xã Lộc Ninh (Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh) xuất hiện một trang trại nuôi vịt trời với số lượng lớn. Trang trại này do ông Nguyễn Thanh Tuyến - 43 tuổi, ngụ ấp Lộc Tân làm chủ. Từ việc lên mạng tìm hiểu, học hỏi, ông Tuyến đã tìm ra một hướng đi mới là nuôi vịt trời, đồng thời tạo thêm nhiều việc làm mới cho nông dân.

14/01/2015
Huyện Lạc Thuỷ (Hòa Bình) Có 125 Hộ Được Cấp Phép Gây Nuôi Động Vật Hoang Dã Huyện Lạc Thuỷ (Hòa Bình) Có 125 Hộ Được Cấp Phép Gây Nuôi Động Vật Hoang Dã

Tập trung chính ở các xã Đồng Tâm, An Bình, Thanh Nông, thị trấn Chi Nê. Điển hình nhất là hội gây nuôi động vật hoang dã xã Đồng Tâm duy trì hoạt động 23 hội viên với số động vật nuôi 500 con lợn rừng, 200 con nhím, 22 con hươu sao. Trong số động vật nuôi hoang dã, lợn rừng được người chăn nuôi tập trung mở rộng diện rộng và mang lại hiệu quả kinh tế cao.

14/01/2015
Sơn Tịnh (Quảng Ngãi) Triển Vọng Nghề Nuôi Hươu Sơn Tịnh (Quảng Ngãi) Triển Vọng Nghề Nuôi Hươu

Sau hơn một năm nuôi thử nghiệm, những cá thể hươu trong mô hình “Chăn nuôi hươu lấy nhung và sinh sản” của Trạm Khuyến nông huyện Sơn Tịnh (Quảng Ngãi), cho thấy sự thích nghi với điều kiện khí hậu của địa phương, sinh trưởng và phát triển tốt. Mô hình mở ra một hướng phát triển kinh tế mới cho bà con nông dân.

14/01/2015
Hưng Yên Phát Triển Chăn Nuôi Theo Hướng Hàng Hóa Hưng Yên Phát Triển Chăn Nuôi Theo Hướng Hàng Hóa

Tuy nhiên thực tế cho thấy những mô hình này đang phát triển theo hướng tự phát, manh mún, nhỏ lẻ, chưa có định hướng lâu dài, dễ bị thị trường cùng hệ thống thương lái chi phối, hiệu quả kinh tế đem lại cũng vì thế mà bấp bênh. Chăn nuôi nhỏ lẻ khiến số hộ chăn nuôi; số lượng gia súc, gia cầm tăng lên ở mỗi địa phương nhưng nông hộ không có mức thu nhập tốt nhất, còn kéo theo ô nhiễm môi trường.

14/01/2015