Triển Khai Mô Hình Nuôi Heo Sử Dụng Đệm Lót Sinh Học

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh vừa triển khai xây dựng 3 mô hình hỗ trợ người nuôi heo thịt bằng phương pháp sử dụng đệm lót sinh học tại các xã Long Đức-thành phố Trà Vinh, xã Hưng Mỹ-huyện Châu Thành và Tập Ngãi - huyện Tiểu Cần.
Đây là những mô hình chăn nuôi ứng dụng công nghệ đệm lót sinh học (là một chế phẩm sinh học mới, được tạo ra bằng cách trộn hỗn hợp men vi sinh với trấu và mùn cưa tạo một lớp nền dày trong chuồng, trại để chăn nuôi) lần đầu tiên được áp dụng trên địa bàn tỉnh. Mỗi mô hình có quy mô nuôi 20 con heo thịt, các hộ tham gia mô hình được hỗ trợ 40% chi phí con giống, 100% chi phí men vi sinh và được cán bộ chuyên môn tập huấn kỹ thuật chăm sóc heo trong suốt quá trình nuôi.
Phương pháp sử dụng đệm lót sinh học sẽ giúp người nuôi heo giảm chi phí, hạn chế tối đa ô nhiễm môi trường, đảm bảo chất lượng sản phẩm chăn nuôi an toàn và phát triển bền vững
Có thể bạn quan tâm

Trái ngược với chăn nuôi, ngành thủy sản nước ta được coi là có lợi thế nhất sau khi Việt Nam gia nhập Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP).

Với mô hình kinh tế trang trại tổng hợp, ông Hoàng Văn Cát, dân tộc Tày, ở thôn Ngòi Kèn, xã Liễu Đô, huyện Lục Yên (Yên Bái) lãi 200 triệu đồng/năm.

Từ ngày 17 đến 21.10, mưa lũ xảy ra trên địa bàn huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận gây thiệt hại nặng cho hoạt động sản xuất nông nghiệp, nhất là diện tích thanh long đang canh tác.

“Với các giải pháp căn cơ như lấy nông nghiệp công nghệ cao làm “đòn bẩy”, lấy phát triển làng nghề để giải quyết việc làm..., dự kiến cuối năm 2015, Hoài Đức sẽ về đích nông thôn mới (NTM)” – ông Đỗ Đức Trung – Phó Chủ tịch UBND huyện Hoài Đức chia sẻ.

Chiều 22.10, tại trụ sở T.Ư Hội NDVN, Phó Chủ tịch Thường trực Lại Xuân Môn đã có buổi tiếp và làm việc với đoàn đại biểu Ủy ban Dinh dưỡng và Nông nghiệp Quốc hội Cộng hòa Liên bang (CHLB) Đức do ông Alois Gerig dẫn đầu.