Triển Khai Gói Lãi Suất Cho Vay Ưu Đãi Hỗ Trợ Thu Mua, Chế Biến Cà Phê Ở Hướng Hóa
Năm nay, không chỉ nông dân trên địa bàn huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) phấn khởi vì giá cà phê tăng hơn năm trước mà các doanh nghiệp, cơ sở thu mua, chế biến cà phê nơi đây cũng rất vui khi được Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NHNo- PTNT) huyện tạo điều kiện thuận lợi để vay vốn với lãi suất thấp.
Đây cũng chính là điều kiện để hoạt động thu mua, chế biến cà phê trên địa bàn huyện diễn ra thuận lợi hơn, tạo động lực để người dân yên tâm sản xuất, kinh doanh hiệu quả.
Năm 2011, Công ty Cổ phần cao su Khe Sanh tham gia vào thị trường thu mua, chế biến cà phê quả tươi. Từ khi hoạt động đến nay, doanh nghiệp này nhờ một phần vào nguồn vốn cho vay từ NHNo- PTNT. Trong kế hoạch niên vụ cà phê 2014 - 2015, Công ty Cổ phần cao su Khe Sanh sẽ tiến hành thu mua khoảng 3.000 tấn quả tươi. Dịp này, NHNo- PTNT huyện triển khai gói lãi suất cho vay ưu đãi kịp thời đã có ý nghĩa rất lớn với doanh nghiệp này.
Ông Nguyễn Văn Thành, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần cao su Khe Sanh cho biết: “Vừa qua, doanh nghiệp chúng tôi được NHNo- PTNT huyện Hướng Hóa giải ngân nguồn vốn cho vay ưu đãi để thực hiện việc kinh doanh. Lãi suất năm nay thấp hơn. Đây là điều kiện thuận lợi đối với chúng tôi.
Với gói cho vay này, công ty có thể tham gia phát triển thị trường tốt hơn. Từ nguồn vốn cho vay ưu đãi chúng tôi dùng phần lớn tiền mặt để thu mua nguyên liệu cho bà con kịp thời. Ngoài ra, chúng tôi dùng một phần nhỏ từ 3-5% của nguồn vốn vay cho việc duy tu máy móc và các kinh phí thường xuyên khác của công ty”.
Đối với Công ty TNHH Đại Lộc, cũng nhờ vay được vốn ưu đãi của NHNo- PTNT nên việc thu mua cà phê của doanh nghiệp này diễn ra thuận lợi hơn mọi năm.
Công ty đã và đang tiến hành thu mua cà phê theo giá thị trường hiện đang tăng cho nông dân. Không chỉ Công ty Cổ phần cao su Khe Sanh, Công ty TNHH Đại Lộc mà các doanh nghiệp thu mua, chế biến cà phê khác trên địa bàn Hướng Hóa cũng rất phấn khởi vì được vay vốn ưu đãi từ NHNo- PTNT huyện để thực hiện việc kinh doanh, sản xuất hiệu quả hơn.
Đến thời điểm này, giá cà phê quả tươi được thu mua tại huyện Hướng Hoá có lúc lên trên 10.000 đồng/kg, tăng cao so với cùng kỳ năm ngoái 3.000-5.000 đồng/kg. Hướng Hóa hiện có trên 5.000 ha cà phê, riêng niên vụ cà phê 2014- 2015, diện tích cà phê cho thu hoạch đạt trên 4.200 ha, dự kiến tổng sản lượng đạt khoảng 30.000 đến 35.000 tấn quả tươi, giá trị sản lượng khoảng 350 tỷ đồng.
Thực hiện chương trình kết nối giữa ngân hàng và doanh nghiệp, ngay từ đầu niên vụ cà phê năm nay, NHNo- PTNT huyện Hướng Hóa đã triển khai cho vay gói lãi suất ưu đãi, tiến hành làm hồ sơ giải ngân, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thu mua, chế biến cà phê đạt chỉ tiêu đề ra.
Trong đó, áp dụng mức lãi suất ưu đãi đối với hộ dân vay vốn ngắn hạn từ 6 -7%/năm. Riêng đối với các doanh nghiệp thu mua, chế biến cà phê, mức lãi suất ưu đãi được áp dụng là 5-6%/tháng (những năm trước 11%).
Ngay sau khi NHNo- PTNT huyện triển khai gói cho vay lãi suất ưu đãi đã có 5 doanh nghiệp trực tiếp thực hiện việc thu mua, chế biến cà phê lớn được vay vốn gồm: Công ty Cổ phần cao su Khe Sanh, Công ty TNHH Đại Lộc, Doanh nghiệp tư nhân cà phê Minh Tiến, Doanh nghiệp tư nhân Thành Danh và Công ty TNHH một thành viên Tường Quân.
Ông Nguyễn Văn Siêu. Giám đốc NHNo- PTNT huyện Hướng Hóa cho biết: “Hiện nay, bước đầu chúng tôi giải ngân được khoảng 5 tỷ đồng giúp các doanh nghiệp ở địa phương tiến hành thu mua cà phê và bắt đầu bước vào chế biến đầu vụ. Nhờ công tác cho vay, năm nay giá cả cà phê tăng 2-3 lần so với năm ngoái. Đa số các doanh nghiệp đến làm thủ tục vay vốn đều tỏ thái độ rất vui vì được tham gia gói lãi suất ưu đãi”.
Tuy sản lượng cà phê năm nay giảm sút nhưng giá cà phê tăng cao đã tạo động lực cho nông dân huyện Hướng Hóa dồn sức để thu hoạch vụ mùa, chuẩn bị giống mới để trồng, thay thế những cây cà phê lâu năm, già cỗi. Đối với các doanh nghiệp nhờ có gói vay ưu đã từ NHNo- PTNT huyện cũng đã triển khai nhanh chóng việc thu mua cà phê cho dân với giá ổn định, tiến hành chế biến cà phê với hy vọng sẽ thu về kết quả cao hơn các năm trước.
Nguồn bài viết: http://www.baoquangtri.vn/default.aspx?TabID=87&modid=390&ItemID=88260
Có thể bạn quan tâm
Thái Bình là tỉnh có truyền thống sản xuất khoai tây vụ đông với diện tích luôn cao nhất cả nước, ổn định ở mức trên 3.000ha/năm. Khoai tây cũng được xác định là một trong 3 cây chủ lực trong vụ đông của Thái Bình, bên cạnh ngô, đậu tương.
Năm 2014, Vinamilk thu mua hơn 183 triệu kilôgam sữa, tăng 17,12% so với năm 2013. Riêng khu vực phía Bắc, Vinamilk thu mua gần 22 triệu kilôgam sữa (mua từ hộ nông dân 14,7 triệu kilôgam), tăng 50,1% về sản lượng và 58,6% về giá trị.
Sau khi đưa vào hoạt động, “Trang trại sản xuất nông nghiệp công nghệ cao Agriteck Japan” sẽ cho thu hoạch khoảng 135.000 quả mỗi năm. Bên cạnh, đơn vị này còn kinh doanh trên nhiều lĩnh vực chế biến các loại thịt, trứng, sữa bò với quy mô từ 1 - 2 tấn mỗi năm.
Nhằm đáp ứng nhu cầu chế biến cho nhà máy, Công ty cổ phần Chế biến tinh bột sắn xuất khẩu Bình Định (BDSTAR, nhà máy đặt tại xã Mỹ Hiệp - huyện Phù Mỹ) đã triển khai nhiều giải pháp mở rộng vùng nguyên liệu tại các địa phương trong tỉnh. Hiện nay, BDSTAR đang tiến hành khảo nghiệm các giống mì mới với tiềm năng năng suất từ 30-50 tấn/ha để cung ứng hom giống miễn phí cho nông dân sản xuất…
Theo Sở NN&PTNT tỉnh Sóc Trăng, diện tích nuôi tôm nước lợ vụ nuôi năm 2015 trong nửa tháng đầu năm nay đã thả nuôi 762 ha, tập trung tại huyện Trần Đề, Long Phú và Cù Lao Dung. Tiến độ thả nuôi chậm, bằng 26% so với cùng kỳ do huyện Mỹ Xuyên và thị xã Vĩnh Châu chưa thả nuôi. Thiệt hại tôm nước lợ 26 ha ở huyện Trần Đề và Long Phú, bằng 3,4% diện tích thả.