Cá Chết Hàng Loạt Ở Hồ Chứa Ngàn Tỉ Do Bị Bệnh

Ngày 5.3, Chi cục Thú y- Sở NN&PTNT Quảng Ngãi cho biết: Đã xác định nguyên nhân cá tự nhiên chết hàng loạt ở hồ chứa Nước Trong, xã Sơn Bao, huyện Sơn Hà.
Theo đó qua kết quả xét nghiệm nghiệm từ các mẫu cá chết đã phát hiện có Virus KHV (Koi Herpesvirus) và vi khuẩn Aeromonas SP. Đây là loại virus và vi khuẩn này rất mẫn cảm với cá gáy, lây lan nhanh. Còn về nguồn nước thì vẫn bình thường.
Như Dân Việt đã phản ánh, từ khoảng đầu tháng 2 vừa qua, tại khu vực hồ chứa Nước Trong, nằm trên địa bàn 2 xã Sơn Bao, huyện Sơn Hà và xã Trà Thọ, huyện Tây Trà xảy ra tình trạng cá chết hàng loạt, với số lượng ước tính hàng tấn, bốc mùi hôi thối, gây ảnh hưởng đến môi trường và cuộc sống hàng chục hộ dân trong vùng.
Có thể bạn quan tâm

Trong thời gian gần đây, nhiều hộ dân nuôi nhím trên địa bàn xã Ea Tu (TP. Buôn Ma Thuột) đang phải chịu cảnh “khủng hoảng thừa” vì không thể bán được nhím.

Bắt đầu từ nay, một số vườn ca cao trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng cho thu hoạch vụ chính thức đầu tiên. Hiện cả tỉnh Lâm Đồng đã trồng được 1.573 ha ca cao, tập trung ở ba huyện phía nam là Đạ Huoai, Đạ Tẻh và Cát Tiên; khoảng một nửa diện tích này bắt đầu cho trái bói (diện tích kinh doanh chính thức còn tương đối ít).

Bằng nguồn vốn của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, vụ Hè Thu năm 2012, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Điện Biên đã triển khai dự án 'Lâm nông kết hợp trên đất dốc', qui mô 45 ha tại 4 bản của xã Si Pa Phìn gồm Tân Hưng, Tân Lập, Nậm Chim, Pú đao, với 50 hộ tham gia.

Tại thời điểm này, giá mủ cao su chỉ bằng mức 1/2 năm 2011. Trong khi đó, hiện lượng mủ tồn đọng ở các công ty cao su rất lớn.

Giá thức ăn viên (thức ăn công nghiệp) tiếp tục tăng; giá bán cá tra nguyên liệu lại giảm đã đẩy người nuôi cá tra rơi vào khó khăn. Để đối phó với áp lực lỗ vốn, nhiều hộ nuôi quyết định chuyển sang cho ăn thức ăn tự chế để cầm cự.