Triển khai dự án lúa tôm trên vùng đất phèn mặn
Các đại biểu được nghe thuyết trình về tình trạng bị lẫn tạp và thoái hóa đối với giống lúa Một bụi đỏ làm giảm năng suất và phẩm chất hạt; nguồn cung cấp giống lúa có chất lượng chưa đủ đáp ứng nhu cầu; tình trạng thiếu nước sản xuất vào cuối vụ…
Qua đó, dự án đề ra một số biện pháp khắc phục các tình trạng trên nhằm giúp nông dân có nguồn cung ứng giống lúa tốt, phù hợp điều kiện tự nhiên canh tác của từng vùng đất trên địa bàn tỉnh và nhân rộng mô hình lúa - tôm.
Có thể bạn quan tâm
Ban đầu, chỉ có vài chục hộ ở xã Đại An (huyện Trà Cú) tận dụng nguồn cá tạp khai thác biển để nuôi. Từ đầu năm đến nay, tỉnh Trà Vinh có thêm 1.200 hộ thả nuôi khoảng 200 triệu con cá lóc giống trên diện tích gần 200ha; tổng sản lượng đã thu hoạch được gần 20.000 tấn cá lóc thương phẩm.
Tính đến nay, diện tích nuôi tôm công nghiệp trong toàn tỉnh Cà Mau đạt 7.844,26 ha, tăng 1.844,26 ha so với cuối năm 2013 (trong đó diện tích đang thả nuôi hơn 4.000 ha), vượt kế hoạch năm 2014 trên 844 ha.
Trước tình trạng dịch bệnh trên tôm xảy ra phổ biến, nhiều bà con huyện Tân Phú Đông (Tiền Giang) chuyển sang nuôi tôm theo hình thức quảng canh cải tiến (bao gồm cả luân canh lúa - tôm), với mong muốn mang lại hiệu quả kinh tế cao và giảm thiệt hại khi có dịch bệnh xảy ra.
Tuy nhiên, lợi nhuận từ nuôi cá tra tiếp tục không ổn định, bên cạnh lượng cá đến kỳ thu hoạch không nhiều. Toàn tỉnh hiện có 429,5ha mặt nước sử dụng nuôi cá tra thâm canh, trong đó diện tích đang thả nuôi là 273,5ha, diện tích treo ao vẫn còn khá cao trên 34ha, chuyển sang nuôi các đối tượng khác hơn 10ha.
Ông Nguyễn Đức Mậu, Phó Chủ tịch UBND huyện Cầu Ngang (Trà Vinh) cho biết: Tổng sản lượng tôm sú và tôm thẻ chân trắng năm 2014 trên địa bàn huyện đạt được là 19.819 tấn, đạt 113% so với kế hoạch. Giá trị kinh tế mang lại tương đương 2.770 tỷ đồng. Đây là năm huyện Cầu Ngang có sản lượng tôm thương phẩm đạt cao nhất từ trước đến nay.