Vua nuôi heo rừng ở TP Quy Nhơn (Bình Định)
Ông Chạng cho biết, thời gian đầu ông nuôi heo rừng, số lượng heo sống được chưa đến 10%. Nguyên nhân dẫn đến heo rừng mua về nuôi bị chết là do bị nội thương bởi dính bẫy; hay nó tự tông vào cột rồi chết; hoặc nó không thích nghi với môi trường mới... Qua thời gian nghiên cứu, tìm hiểu, học hỏi, ông đã thuần hóa được con heo đực đầu tiên, rồi tiếp tục mua heo rừng hoang dã về thuần hóa và đã thành công. Từ đó ông cho lai tạo, làm trang trại nuôi tại Nhơn Hội để nhân đàn; đăng ký với Chi cục Kiểm lâm cấp giấy phép nuôi động vật hoang dã.
Ở trang trại của ông, ngoài 30 ha trồng cây lâm nghiệp, một số đã khai thác, còn lại để tạo bóng mát cho đàn heo, ông rào lưới B40 khoảng 2 ha để nhốt đàn heo rừng. Ông Chạng chia sẻ: Thức ăn chủ yếu của heo rừng là củ, rau quả, lá cây, rễ cây, côn trùng, nên mình cho ăn chủ yếu là xác mì, ngọn mía, các loại rau, củ quả…; chỉ bổ sung một ít đầu cá cho heo thời kỳ sinh sản để tăng độ đạm và có sữa cho con bú. Với những con heo chửa, một số được thả để tự sinh đẻ ngoài rừng. Sau một tuần hay nửa tháng thì heo mẹ dẫn đàn con về; thậm chí cả 2 - 3 tháng con mẹ mới dẫn đàn con về, mỗi con nặng đến 20 kg. Một số con khi gần đẻ được cho vào ô đẻ tách riêng, hỗ trợ thêm lá cây để nó làm ổ, ngoài ra không can thiệp gì cả.
Đến nay, sau hơn 12 năm chăn nuôi, trang trại của ông đã có 80 con heo nái sinh sản và 6 con heo đực lực lưỡng. Theo ông Chạng, trang trại của ông hiện có 6 gen heo rừng khác nhau. Ban đầu ông bán heo giống, sau đàn heo sinh sản nhiều ông bán thịt thương phẩm và nhân đàn. Với giá bán hiện nay 160 ngàn đồng/kg hơi và 300 ngàn đồng/kg thịt, mỗi năm trang trại nuôi heo rừng của ông cho thu nhập không dưới 1,6 tỉ đồng, sau khi trừ chi phí, còn lãi hơn 50%. Ngoài hai vợ chồng ông, trang trại luôn có 4-5 lao động làm việc thường xuyên, với mức lương 3,6 triệu đồng/người/tháng đã bao ăn uống.
“Với kinh nghiệm nuôi qua thực tế, ông Chạng còn tìm tòi học hỏi để ứng dụng hiệu quả vào việc quản lý, chăm sóc đàn heo rừng. Ông còn phối hợp với ngành Thú y để tiêm các loại vắc xin phòng bệnh cho đàn heo, phun thuốc tiêu độc khử trùng, vệ sinh khu vực chăn nuôi, không để dịch bệnh xảy ra” - ông Nguyễn Văn Ánh, Trưởng Trạm Thú y TP Quy Nhơn, cho biết.
Có thể bạn quan tâm
Cách đây 7 năm, do giá nhãn tiêu quế bấp bênh nên nông dân Nguyễn Văn Tân đã quyết định đốn bỏ vườn nhãn đang trong thời kỳ xanh tốt và cho trái sai để thay thế bằng cây sầu riêng. Điều đó đã làm cho nhiều hộ ở ấp Sơn Phụng, xã Sơn Định (Chợ Lách - Bến Tre) - nơi ông sinh sống không khỏi ngạc nhiên. Những kết quả hôm nay đã chứng minh rằng: năng động và nhạy bén là một trong những yếu tố quan trọng để đi đến thành công.
Theo thông tin từ Cửa khẩu quốc tế Lào Cai, từ đầu vụ vải thiều đến nay, có khoảng 7.200 tấn vải sớm được xuất khẩu sang Trung Quốc qua cửa khẩu quốc tế này.
Quan sát vườn cam Canh, nói đúng hơn là đồi trồng cây ăn quả các loại rộng hơn 1ha của gia đình Chỉnh, chúng tôi thấy anh sắp xếp rất khoa học. Phần diện tích trên dốc cao anh trồng vải U Hồng, giống vải chín sớm, có chất lượng thơm ngon; phần dưới chân đồi anh dành để trồng cam Canh, cùng bưởi Diễn, cam Vinh
Vườn thanh long ruột đỏ trồng theo tiêu chuẩn VIETGAP của gia đình anh Nguyễn Đình Lưu chuẩn bị cho ra trái vụ mới.
Nông dân trồng chanh ở huyện Cái Bè (Tiền Gaing) rất phấn khởi vì giá tăng cao ngất ngưởng.