Làm giàu từ mô hình chăn nuôi tổng hợp
Đến thời điểm hiện tại trong chuồng của gia đình chị đang nuôi gần 120 con lợn, 6 con trâu, 50 con dê và đặc biệt gia đình chị đang nuôi thử nghiệm 20 con chó, nếu thành công gia đình sẽ nhân rộng đàn chó lên 50 con. Trung bình mỗi năm, gia đình chị Sản xuất chuồng từ 30 - 40 tấn lợn hơi, ngoài ra gia đình chị còn trồng thêm 5 ha rừng bồ đề.
Chia sẻ về kinh nghiệm chăn nuôi của mình, chị Sản cho biết, bên cạnh yếu tố lựa chọn con giống, tiêm phòng dịch bệnh thì khâu vệ sinh khu vực chăn nuôi và bố trí chuồng trại hợp lý, khoa học là yếu tố vô cùng quan trọng. Định kỳ mỗi tháng 1 đến 2 lần, chị bổ sung vôi bột rắc xung quanh khu vực chăn nuôi, mua thuốc khử trùng tiêu độc phun quanh chuồng trại. Cùng với mở rộng quy mô chăn nuôi, chị Sản cũng chú trọng đến việc xử lý chất thải, bảo vệ môi trường. Tất cả phân gia súc thải ra hằng ngày được chị thu gom vào hầm Biogas để tăng nguồn khí đốt, điện thắp sáng phục vụ sinh hoạt và chăn nuôi.
Với bản chất cần cù, chịu khó, vợ chồng chị Sản thu mua ngô, thóc, sắn; xay xát để tận dụng thức ăn cho lợn, gà. Sau khi trừ chi phí mỗi năm mô hình cho thu lời từ 300 đến 350 triệu đồng.
Có thể bạn quan tâm
Trung tâm Nghiên cứu và Chuyển giao Công nghệ Sinh học thuộc Công ty cổ phần Ứng dụng Khoa học Kỹ thuật Việt Nam-Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (VACNE), đã phân lập và nhân nuôi thành công chủng nấm có trong Đông trùng hạ thảo.
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, kim ngạch nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu (TACN& NL) của Việt Nam tháng 8/2014 đạt 320 triệu USD, tăng 5,8% so với tháng trước và tăng 5,3% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung, 8 tháng đầu năm, ước đạt 2,243 tỷ USD, tăng 8,5% so với cùng kỳ năm 2013.
Cách nay 2 tuần, giá thuê máy gặt đập liên hợp (GĐLH) để thu hoạch lúa tại nhiều nơi chỉ ở mức 250.000-260.000 đồng/công (lúa không đổ ngã) thì nay tăng lên mức 280.000-300.000 đồng/công; còn đối với các diện tích lúa bị đổ ngã từ 30-70% muốn thuê máy GĐLH thu hoạch, nông dân phải chịu giá từ 350.000-400.000 đồng/công, thậm chí 500.000 đồng/công đối lúa bị đổ ngã hoàn toàn.
Theo Chi cục Bảo vệ thực vật Tây Ninh, vụ Đông xuân 2013-2014, toàn tỉnh Tây Ninh trồng mới được 24.701 ha mì, đạt 123,5% kế hoạch vụ và tăng hơn 20% so cùng kỳ năm trước (SCK). Đến nay đã thu hoạch 7.377 ha, năng suất bình quân 35 tấn/ha.
Nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất, nhất là chong đèn cho thanh long ra hoa trái vụ, Công ty Bóng đèn Phích nước Rạng Đông nghiên cứu sản xuất sản phẩm mới, đó là bóng compact 3 chữ U, ánh sáng màu tím, 15W. Công ty cùng Hội Nông dân tỉnh Bình Thuận chọn hộ ông Nguyễn Văn Thanh (trang trại Thanh Thanh), có diện tích trồng thanh long 15ha tại thôn Dân Cường, xã Hàm Thạnh, Hàm Thuận Nam triển khai.